Rừng ngập mặn Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre

Một phần của tài liệu Phân tích một số nguyên nhân gây xói lở và bồi tụ trầm tích trong vùng rừng ngập mặn (Trang 39)

3.2.1 Đặc điểm tự nhiên rừng ngập mặn ở huyện Thạnh Phú

Khu vực rừng ngập mặn Thạnh Phú (tỉnh Bến Tre) là một vùng đất ngập mặn

độc đáo ở cửa sông Cổ Chiên, nơi đã được ghi nhận là vị trí quan trọng trong thư mục các vùng đất ngập nước của các nước Đông Nam Á. Các đặc điểm của hệ sinh thái đất ngập nước ở Thạnh Phú là tiêu biểu cho vùng sinh thái ở vùng cửa sông Cổ Chiên và có những nét khác biệt so với các vùng đất ngập nước ven biển khác ở đồng bằng sông Cửu Long.

Rừng ngập mặn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệđa dạng sinh học, duy trì cân bằng sinh thái ở vùng cửa sông (nơi giao lưu giữa đất liền và biển). Rừng ngập mặn tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, cung cấp nguồn giống động vật và thực vật, bảo vệ bờ biển, hỗ trợ quá trình phát triển bền vững ở vùng ven biển, hạn chế sự lan truyền nước mặn vào sâu trong nội

đồng. Sự tồn tại và phát triển của rừng ngập mặn vùng cửa sông Cổ Chiên có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của đồng bằng sông Cửu Long.

3.2.1.1 Vị trí địa lý

Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thạnh Phú với tổng diện tích tự nhiên là 8.825 ha, trong đó diện tích đất có rừng là 4.307,1 ha chiếm 48%; rừng trồng đạt

3.329,9 ha chiếm 37% tổng diện tích tự nhiên; rừng tự nhiên đạt 977,2 ha chiếm 11%; có tọa độ: 9°57’40’’–9050’05” vĩ độ Bắc và 106°32’58’’–106032’56” kinh độĐông.

Phía Bắc giáp cửa sông Hàm Luông, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây là

đường liên thôn từ Rạch Cừ (ấp Giao Điền) qua đập Đá Hàn (Vàm Rỗng), qua trụ sở

Ủy ban Nhân dân các xã Thạnh Phong, Thạnh Hải tới rạch Khém Thuyền và ven sông Cổ Chiên tới rạch Eo Lớn. Phía Nam giáp cửa sông Cổ Chiên.

Điểm cực Bắc (rạch Cừđổ ra sông Hàm Luông).

Điểm cực Nam (rạch Eo Lớn đổ ra sông Cổ Chiên) [5].

Cửa Hàm Luông

Cửa Cổ Chiên

Hình 3.2: Bản đồ Bến Tre – Vùng đánh dấu màu cam là vùng khảo sát (Thạnh Phú – Bến Tre)

(a) Bản đồ Bến Tre (b) Bản đồ huyện Thạnh Phú – Bến Tre (Nguồn: Phân viện ĐTQH rừng II-tháng 8 năm 2004)

3.2.1.2 Địa hình địa mạo

Với lưu lượng nước lớn và truyền tải tổng lượng phù sa khổng lồ, dòng nước sông gặp thủy triều từ biển Đông đổ vào, tạo ra quá trình bồi lắng phù sa ở vùng cửa sông. Sự bồi lắng này tạo nên các đảo ở cửa sông, các doi cát ven bờ ôm lấy một diện tích nông và tạo nên các phá. Vùng Trảng Lầy ở Thạnh Phú đã được hình thành theo cơ chế này. Hiện nay, vùng này vẫn tiếp tục được bồi đắp nhanh do phù sa từ sông Cổ

Chiên và sông Hàm Luông mang lại [1].

Bờ biển thể hiện những đặc trưng không ổn định, nổi bật là các quá trình hoạt

động xói lở và bồi tụ. Các vùng bị xói lở kéo dài khoảng 5km do ảnh hưởng của các quá trình tự nhiên như các dòng hải lưu, thủy triều, gió chướng và hoạt động của sóng. Quá trình bồi – xói diễn ra khá mạnh trong những thập kỉ vừa qua. Mức độ xói lở lên đến 5m/năm. Còn khu vực xói lở nhanh nhất diễn ra bắt đầu từ Cồn Lợi tới Cồn Bửng với chiều dài hơn 5 km, tốc độ xói lở là 20 – 30m/năm [1].

Trái ngược với quá trình xói lở là quá trình bồi tụ. Hàng năm vùng ven biển của khu vực Thạnh Phú được tiếp nhận lượng phù sa lớn từ các nhánh sông Hàm Luông và Cổ Chiên. Khi nước triều xuống, mực nước biển ở Thạnh Phú rút xa tới 700 – 800 mét để lại bờ biển khá bằng phẳng được cấu thành từ cát, bột sét, mùn, bã thực vật và xác vỏ các loài giáp xác [6]. Rừng ngập mặn ởđây có ý nghĩa rất lớn trong việc phòng hộ, ngăn chặn xói lở và thúc đẩy việc cố định bãi bồi ở vùng cửa sông ven biển.

3.2.1.3 Khí hậu

Vùng rừng ngập mặn Thạnh Phú chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa riêng biệt: mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến hết tháng 4 năm sau và mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 11.

Trong mùa mưa, gió thịnh hành theo hướng Tây Nam đến Tây Tây Nam với

tốc độ trung bình cấp 3-4, đến tháng 10 trởđi gió chuyển hướng Đông Bắc với tốc độ

cấp 2, và đến tháng 2, 3 thì gió theo hướng Đông Bắc đến Đông Nam với tốc độ cấp

3-4, sang tháng 4 gió chuyển hướng Đông đến Đông Nam với tốc độ cấp 3-4 [1]. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,6°C, cao nhất là 28,4°C vào tháng 4 và thấp nhất là 24,3°C vào tháng 12.

Lượng mưa trung bình là 1.454mm/năm, số ngày mưa 126ngày/năm, phân bố

không đều giữa các tháng trong năm. Lượng mưa cao tập trung vào các tháng mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) là 85%. Độ ẩm không khí cao trong các ngày có mưa lớn, gió mùa Tây Nam. Mùa khô từ tháng 12 đến hết tháng 4 năm sau, mưa ít và hầu như không có mưa trong các tháng 1, 2, 3. Gió mùa Đông Bắc lớn, giật từng cơn, tạo nên sóng lớn vỗ mạnh làm xói lở ven bờ ở các khu vực Cồn Bửng, Cồn Lợi, Cây Bàng [6].

3.2.1.4 Chếđộ thủy triều

Vùng cửa sông huyện Thạnh Phú bao gồm cửa Hàm Luông và cửa Cổ Chiên. Sông Hàm Luông dài 72 km, nằm ở vị trí trung tâm, là nhánh sông quan trọng nhất đổ ra biển qua cửa Hàm Luông.

Sông Cổ Chiên đổ ra cửa Cổ Chiên. Khu vực cửa sông Cổ Chiên có hai nhánh rạch lớn là rạch Băng Cung và rạch Eo Lối. Ngoài ra còn có các rạch khác tạo nên các cửa rạch, vàm trong khu vực như rạch Cồn Bửng, Khâu Băng…

Lưu lượng nước ở các cửa sông rất lớn 3.400m3/s [1].

Khu vực các cửa sông đều có chếđộ bán nhật triều không đều, mỗi ngày có hai lần triều lên và hai lần triều xuống. Hàng tháng có hai kì triều cường và hai kì triều kém với đỉnh triều bình quân cao nhất vào các tháng 10 (130cm), tháng 11 (132cm).

Biên độ triều trong năm biến thiên từ 201 ÷ 242cm. Bờ biển thường chịu tác

động lớn của sóng biển theo các hướng: Đông Bắc, Đông và Đông Nam với độ cao sóng thay đổi 0,3 – 0,5m và giảm từ ngoài khơi vào bờ theo chu kỳ sóng thay đổi từ 3 – 6s [5].

Sóng triều truyền vào sông với tốc độ trung bình trên dưới 30 km/giờ đối với các sông lớn. Còn đối với những sông nhỏ, hoặc màng lưới kênh rạch, sự truyền triều

diễn ra phức tạp hơn. Ở đây còn có hiện tượng giao thoa sóng triều tại những con sông có sự truyền triều từ hai phía.

Tốc độ truyền triều nhanh làm trở ngại cho việc lưu thông và vận chuyển

đường thủy trên các sông rạch chính trong khu vực (Soi Đước, Cây Bàng, Cồn Bửng, Cây Dừa, Hồ Cỏ…). Ở khu trảng lầy cửa sông, tốc độ bồi lắng phù sa sông biển cao, hình thành nên các doi đất mới từ Cồn Bửng xuống Khâu Băng làm dòng nước chảy ngược về rạch Cây Dừa, làm cho nhiều đoạn sông rạch bị nông cạn [6]. Song song đó, hoạt động sóng, gió, thủy triều cũng làm một sốđoạn bờ biển bị sạt lở.

3.2.2 Hiện trạng rừng ngập mặn huyện Thạnh Phú

Hiện nay, hiện trạng sử dụng đất và rừng trong vùng là kết quả lâu dài của các quá trình tái sinh diễn thế tự nhiên của thảm thực vật cùng với những tác động lâu dài của con người. Trước những năm 1960, vùng Thạnh Phú được che phủ bởi các loài cây rừng ngập mặn với độ che phủ tới 90% [6]. Trong chiến tranh, thảm thực vật đã bị

tàn phá nặng nề bởi chất độc khai hoang. Có nơi bị chất độc rải tới bốn lần. Sau ngày giải phóng, nhân dân Bến Tre đã tích cực trồng rừng mới trên những bãi lầy mặn, đa số rừng đước ở đây là rừng trồng. Ngoài ra, do quá trình sinh thái địa mạo, những

đồng bằng ngập triều thấp đã hình thành ở vùng cửa sông xen giữa các giồng cát ở đồng bằng ngập triều này, các loại cây thích hợp với môi trường nước lợ như mắm trắng, mắm quăn, bần chua chiếm cứ và mọc thành những quần xã rừng tự nhiên rộng lớn tới hàng ngàn ha nhưở khu vực Trảng Lầy.

Những hoạt động nuôi trồng thủy sản như tôm (trên đất ngập mặn), cua, nghêu, sò và khai thác rừng để lấy gỗ làm củi, than, xây nhà là những hoạt động tương đối phổ biến hiện nay và đem lại nguồn thu nhập cao cho nhiều hộ dân trong vùng. Tuy nhiên do phương thức quản lí, canh tác không hợp lí đã làm cho cân bằng sinh thái bị

phá vỡ, diện tích đất rừng bị thu hẹp lại, gây nên hiện tượng xói lở bờ biển.

3.2.3 Mục tiêu và qui hoạch phân vùng

Xây dựng và bảo vệ rừng phòng hộ ven biển, nhằm phát huy vai trò phòng hộ

bảo vệ môi trường, hạn chế xói lở, thúc đẩy quá trình bồi tụ bờ biển, bảo vệ khu dân cưở vùng ven biển, hạn chế lan truyền nước mặn và nguy cơ biển tiến cùng những tác

động xấu về môi trường để bảo vệđời sống và sản xuất của nhân dân trong vùng đất liền, tạo nền tảng cho quá trình phát triển bền vững ở vùng ven biển.

Qui hoạch phân vùng để bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn Thạnh Phú được Viện khoa học Lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đã đưa vào là một trong mười khu vực rừng ngập mặn trọng điểm cần ưu tiên quản lí đến năm 2010 [15], bảo vệ 936,7 ha rừng ngập mặn trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt; 530,9 ha rừng trong phân khu phòng hộ xung yếu ven bờ biển và 241,3 ha rừng tự

nhiên trong phân khu nghiên cứu khoa học. Xúc tiến tái sinh tự nhiên 768 ha trên đất phù sa lầy mặn trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt. Trồng thêm 77,8 ha rừng mới trên

đất giồng cát trong các phân khu phòng hộ xung yếu, phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và

phân khu nghiên cứu khoa học [6]. Nghiên cứu xây dựng các mô hình Lâm – Ngư

nghiệp bền vững thông qua các biện pháp:

• Điều chế rừng và canh tác tổng hợp Lâm – Ngư nghiệp.

• Xây dựng và cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn để cải thiện đời sống và làm việc của nhân dân trong vùng.

• Thiết lập hệ thống giám sát theo dõi môi trường để giảm nhẹ những ảnh hưởng xấu đối với môi trường và tài nguyên của hệ sinh thái, bảo vệ bờ biển, hạn chế các tác

hại của sóng biển và gió. Hạn chế xói lở bờ biển và thúc đẩy quá trình bồi tụ phù sa.

Chương 4

Kho sát biến đổi địa hình đáy ti khu vc rng ngp mn Nàng Hai, Cn Gi, Tp. H Chí Minh

4.1 ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC KHẢO SÁT 4.1.1 Vị trí địa lý

Một phần của tài liệu Phân tích một số nguyên nhân gây xói lở và bồi tụ trầm tích trong vùng rừng ngập mặn (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)