Mục tiêu và qui hoạch phân vùng

Một phần của tài liệu Phân tích một số nguyên nhân gây xói lở và bồi tụ trầm tích trong vùng rừng ngập mặn (Trang 38)

Khôi phục rừng ngập mặn Cần Giờ bị tàn phá bởi chất độc hóa học trong chiến tranh và bảo tồn hệ sinh thái này phát triển bền vững là một mục tiêu quản lí dựa trên sự lựa chọn của xã hội. Việc quản lí khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ được phân quyền đến các cấp thích hợp nhất, đến các đơn vị quốc doanh, tập thể và các hộ gia đình của Ủy Ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh thông qua các nghị

quyết giao khoán bảo vệ rừng ngập mặn.

Trong công tác quản lí, khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ bao gồm ba hệ sinh thái theo diễn thế: lúa nước - rừng ngập mặn - thảm cỏ biển. Mọi hoạt

động bảo tồn và phát triển trong khu dự trữ sinh quyển đều được các nhà quản lí tính

đến mối quan hệ với hệ sinh thái ven biển của vùng biển Đông.

Bảng 3.1: Diện tích quản lí hệ sinh thái rừng ở Cần Giờ [14]

Năm Loại rừng Diện tích (ha)

1978-1993 Kinh tế 20.000

1993-1999 Phòng hộ 38.000

2000 Khu dự trữ sinh quyển 75.740

Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờđược phân thành ba vùng chức năng: vùng lõi, vùng đệm và vùng chuyển tiếp theo kế hoạch quản lí. Sự phân vùng này nhằm bảo tồn cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ. Hiện nay, hệ sinh thái rừng Sác được quản lý trong phạm vi giới hạn của các ngành chức năng. Quản lí theo qui chế khu dự trữ sinh quyển đồng nghĩa với vai trò con người là trung tâm. Do đó, sự thay đổi là điều không thể tránh khỏi khi cần phát triển. Trong công tác quản lí, mọi kế hoạch dài hạn của ngành lâm nghiệp Tp. Hồ Chí Minh luôn theo dõi sự cân bằng giữa việc bảo tồn và sử dụng đa dạng sinh học từ năm 1990

đến 2010.

Một phần của tài liệu Phân tích một số nguyên nhân gây xói lở và bồi tụ trầm tích trong vùng rừng ngập mặn (Trang 38)