Hình 5.29 mô tả đường bờ giữa hai lần đo, nhìn chung: ở phía rạch Cồn Bửng thì xói, còn ngoài bãi thì bồi.
Vào thời gian này, gió mùa Tây Nam đang phát triển và thịnh hành, nên hướng gió này không tạo ra sóng lớn nên không xét đến là yếu tố gây xói lởđường bờ.
Hình 5.28: Máy định vị GPS
Hình 5.29: Lộ trình đo đạc ở khu vực khảo sát vào 05/2009 (màu xanh) và 06/2009 (màu đỏ)
Thời điểm này đã bắt đầu vào mùa mưa, nước mưa khi rơi xuống tạo thành dòng chảy làm trôi đất cát ra sông làm xói lở bờ.
Mực nước triều cũng cao, dòng chảy trong các kênh rạch và sông cũng khá lớn nên do ảnh hưởng của dòng nước trong sông và dòng triều đã tạo ra hiện tượng xói lở ở
các vị trí dọc theo con rạch (ST1, ST2, ST3). Nhưng phía ngoài khơi, có các dòng chảy ven bờ, dòng triều mang phù sa và trầm tích từ nơi khác đến tạo nên vùng bãi bồi lớn với trầm tích chủ yếu là cát.
5.7 Kết luận
Hiện tượng bồi xói ở vùng cửa sông ven biển là hiện tượng xảy ra tự nhiên do tác động của các quá trình động lực ven bờ. Qua khảo sát biến đổi địa hình ở khu vực rạch Cồn Bửng, Thạnh Phú tỉnh Bến Tre bằng tracer stick, mốc cọc và dùng máy định vị GPS để kiểm tra đường bờ. Từ Bảng 5.3, Bảng 5.4 và Hình 5.9cho thấy rằng các quá trình xói bồi xảy ra mạnh mẽ và chịu ảnh hưởng lớn của các quá trình động lực.
Quá trình biến đổi địa hình xảy ra rất rõ nét, vừa xói vừa bồi và thay đổi theo mùa. Xói lở xảy ra nhiều nhất vào mùa gió Đông Bắc, còn mùa gió Tây Nam thì bồi tụ.
Các yếu tốđộng lực gây ra sự biến đổi địa hình gồm có:
- Sóng thường xuất hiện và phát triển vào mùa gió Đông Bắc, nên trong thời gian khảo sát từ tháng 11/2008 đến tháng 4/2009, số liệu đo đạc cho ta thấy quá trình xói lở xảy ra rất nhanh và mạnh.
- Khi triều cao, nước vào sâu trong rừng ngập mặn và ngập cả bãi bồi, lượng vật chất được dòng triều mang theo góp phần bồi tụ nhưng đồng thời cũng đẩy trôi một phần vật chất này ra biển khi triều rút gây ra xói lở ở một vài khu vực, nhất là những khu vực phía ngoài rạch Cồn Bửng vì không có rừng cây che chắn nên quá trình xói lở
xảy ra nhanh hơn. Còn ở trong bãi bồi tốc độ xói lở cũng có nhưng ít hơn. Để hạn chế
xói lở, người dân đã trồng cây (chủ yếu là cây tạp và cây phi lao) ven biển (Hình 5.30). Vì vậy dòng triều cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc bồi tụ.
- Ngoài ra dòng trong kênh rạch, dòng chảy ven bờ cũng ảnh hưởng quá trình bồi tụ và khi nước lớn dòng chảy trong kênh rạch có thểảnh hưởng đến sự sạt lởở bờ.
- Vào mùa gió Tây Nam ở khu vực khảo sát thường bắt đầu vào mùa mưa. Quá trình hoạt động của các dòng sông vận chuyển phù sa ra bồi tụ một số đoạn ven cửa sông, các bãi bồi phía trong rừng ngập mặn. Trong thời gian khảo sát, sự bồi tụ xảy rất nhanh với tốc độ lớn, tạo nên bãi bồi cát ven biển.
Tóm lại các hoạt động của sóng, thủy triều, dòng chảy ven bờ và mưa đều là những nguyên nhân gây bồi tụ và xói lở, nhưng những đoạn bờ biển có rừng ngập mặn che chắn thì tình trạng xói lở diễn ra ít. Song song với quá trình xói lở thì quá trình bồi tụ đã diễn ra do hoạt động của dòng chảy đổ ra từ sông đã vận chuyển khá nhiều phù sa, trầm tích ra vùng cửa sông, các trảng lầy. Tại vùng cửa sông, tốc độ dòng chảy bị
giảm đồng thời mang theo lượng vật chất đổ vào các bãi lầy qua sự chảy tràn của nước trên mặt đất và bị cản lại bởi lớp thảm thực vật góp phần bồi tụ một sốđoạn bờ biển và và cửa sông, lấp các bãi lầy tạo nên bãi bồi, theo tình trạng mùa lở mùa bồi.
KẾT LUẬN
Từ các khảo sát và đo đạc tại vùng rừng ngập mặn Nàng Hai (Cần Giờ - Tp. Hồ
Chí Minh) và rạch Cồn Bửng (Thạnh Phú – Bến Tre), kết quả cho thấy quá trình xói lở
và bồi tụ tại khu vực khảo sát xảy ra:
1. Sóng cao khi truyền vào bờ ở các vùng rừng ngập mặn (ở Nàng hai và Cồn Bửng), sẽ bị tiêu tán năng lượng và gây nên xói lở nghiêm trọng tại các khu vực khảo sát.
2. Triều ở các cửa sông đều có biên độ dao động khá cao nên có sự khác biệt rõ rệt giữa tác động triều lên và triều xuống. Tốc độ triều lên bao giờ cũng bị ngăn cản bởi dòng nước chảy. Các dòng triều góp phần trong quá trình xói – bồi vùng ven bờ. Sự phân tán năng lượng triều, sự tác động của sóng vỗ bờ sẽ gây ra xói lở.
3. Mưa kết hợp với triều cường sẽ làm cho lưu lượng nước tăng lên, tràn ngập vào các bãi triều đem phù sa vào bãi nhất là các khu vực có rừng ngập mặn và được cây và rễ cây ngập mặn giữ lại góp phần tạo nên bãi bồi. Ở những khu vực không có hoặc có ít cây ngập mặn thì dòng chảy sẽ mang các vật chất ra biển có thể gây nên xói lở. Tác động mạnh nhất và rõ nét nhất là hiện tượng xói lở diễn ra ở khu vực rừng ngập mặn Nàng Hai, vùng có cây ngập mặn xói ít hơn vùng bãi bồi. Ở Thạnh Phú xói lở
mạnh vào các tháng có gió mùa Đông Bắc và xu hướng bồi lên vào các tháng có gió mùa Tây Nam.
4. Ngoài ra, trong quá trình bồi tụ hay xói lở vùng cửa sông ven bờ ta cũng không thể bỏ qua vai trò của dòng chảy trong kênh rạch và dòng chảy ven bờ. Rạch Nàng Hai và rạch Cồn Bửng góp phần không nhỏ trong quá trình vận chuyển và phân bố trầm tích trong vùng rừng ngập mặn khảo sát. Các dòng chảy này khi vào vùng rừng ngập mặn sẽ bị hệ thống rễ dày đặc cùng với thân cây ngập mặn làm giảm tốc độ dòng triều, tán cây hạn chế tốc độ gió, do đó giảm sự tương tác sóng biển đối với đường bờ, nhờ đó tránh gây sự xói lở. Đồng thời cũng nhờ có hệ thống rễ này mà lượng vật chất
được giữ lại góp phần lớn trong quá trình bồi tụ. Vì thế rừng cây ngập mặn đóng vai trò rất lớn trong việc hạn chế xói lở và bồi tụ.
Địa hình thay đổi rất nhanh chóng và phức tạp. Các quá trình động lực học chính như là sóng, triều, dòng chảy và mưa được xem như là các yếu tố chính gây ra sự biến đổi xói lở và bồi tụ tại khu vực khảo sát.
Hạn chế của đề tài
1. Do thời gian khảo sát ít, chuỗi số liệu thu thập chưa nhiều và không liên tục nên không tránh khỏi sự chủ quan và các kết quả còn mang tính chất đánh giá sơ bộ.
2. Các phương tiện đo đạc như máy đo sóng, đo dòng còn thiếu và hạn chế, các số liệu về mưa, triều vào những tháng mùa khô chưa cập nhật được nên làm hạn chế
kết quả phân tích bài toán. Tuy nhiên những số liệu đo đạc thu thập được cũng có thể
làm cơ sở, để nhận xét tình trạng xói lở và bồi tụ tại vùng rừng ngập mặn khảo sát. 3. Các kết quả đo đạc thu được chỉ có thể phản ánh được diễn biến các quá trình xói mòn và bồi tụ tại khu vực khảo sát. Vì thế, những phân tích đánh giá kết quả đó chỉ mang tính định tính, dựa vào kinh nghiệm và quan sát xung quanh. Để việc đánh giá và phân tích kết quả khảo sát tốt hơn thì cần có những khảo sát sâu hơn và quy mô hơn.
Hướng phát triển đề tài
- Cần mở rộng và phát triển các mô hình dự báo vận chuyển trầm tích do sóng và dòng triều trong vùng rừng ngập mặn.
- Thực hiện các cuộc khảo sát toàn diện và sâu rộng về động lực học trong vùng rừng ngập mặn.
Bàn luận và kiến nghị
Rừng ngập mặn Cần Giờ và rừng ngập mặn Thạnh Phú là hai trong mười khu rừng ngập mặn được ưu tiên quản lí [15]. Vì vậy để bảo vệ rừng ngập mặn, Việt Nam cần phải rà soát lại quy hoạch phát triển thủy sản ven biển, điều chỉnh theo hướng ưu tiên bảo tồn rừng ngập mặn hiện có, phục hồi rừng ngập mặn bị suy thoái và thậm chí hoàn nguyên một số khu rừng ngập mặn đã sử dụng thiếu hợp lý. Trong các quy hoạch nuôi trồng thủy sản ven biển phải dành đất để trồng các dải rừng ngập mặn làm vành
đai xanh bảo vệ bờ biển, đầm nuôi tôm với diện tích hợp lý theo quy hoạch tùy theo địa hình để giảm nhẹ thiệt hại khi có thiên tai xảy ra.
Đặc biệt, cần phải nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và người dân về vai trò, giá trị của rừng ngập mặn, đặc biệt là phát triển thủy sản bền vững.
Vấn đề cốt yếu để giải quyết cơ bản việc phát triển rừng ngập mặn, nuôi trồng thủy sản có hiệu quả và bền vững là: Qui hoạch phát triển nông-lâm-ngưđảm bảo an ninh lương thực và bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên kết hợp với việc trồng rừng để tăng tỉ lệ
che phủ rừng trên toàn quốc (Hình 5.31).
Hình 5.31: Những dải rừng phòng hộ mới trồng ở Thạnh phú (Bến Tre) (6 năm tuổi) (Ảnh chụp ngày 12/10/2008)
Tóm lại rừng ngập mặn trong tình trạng tự nhiên của chúng ta là một tài sản vô giá. Nhưng hàng năm có đến hàng nghìn hecta bị phá hủy và dẫn đến tổn thất lớn về phúc lợi công cộng như gỗ, củi, kiểm soát lũ lụt và xói mòn, là nơi sinh sản tự
nhiên của sinh vật dưới nước. Vì lẽđó ta hãy sử dụng hợp lí rừng ngập mặn để duy trì nguồn tài nguyên có giá trị của chúng ta cho chính chúng ta và cho thế mai sau.
1. Lê Huy Bá (2008) Nghiên cứu, đánh giá đa dạng sinh học và nguồn lợi sinh vật ở
vùng cửa sông ven biển tỉnh Bến Tre, xây dựng các giải pháp quản lí, sử dụng hợp lí. Trung tâm sinh thái, môi trường & tài nguyên-CEER, Tp Hồ Chí Minh.
2. Lê Đức Tuấn, Trần Thị Kiều Oanh, Cát Văn Thành, Nguyễn Đình Quý (2000) Khu dự trữ sinh quyểnrừng ngập mặn Cần Giờ. Nhà xuất bản Nông Nghiệp.
3. Massel, S.R, and Naguszewski, A. (1991) Model for refraction and dissipation of
water waves. Pro. Conf. Coastal and Ocean Eng.,pp.129-134.
4. Nguyễn Văn Cường, Đặng Hồng Diệp, Dữ Ái Dung (1979) Phương pháp nghiên cứu tính chất cơ lí của đất đá ở phòng thí nghiệm. Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp – Hà Nội.
5. Phạm Huy Long (1997) Nghiên cứu tổng hợp các vấn đề môi trường vùng ven biển và cửa sông tỉnh Bến Tre, xây dựng các biện pháp phòng chống sự cố môi trường trong khu vực. Phần: Điều tra nghiên cứu trượt lở đất và bồi lắng vùng cửa sông ven biển, giai đoạn I năm 1996. Báo cáo là kết quả nghiên cứu theo hợp đồng số
609HĐMTg (8/8/1996) giữa Sở Khoa học công nghệ tỉnh Bến Tre và Liên đoàn địa chất 6 - Trung tâm Kiến tạo-Tai biến và Môi trường tự nhiên.
6. Phạm Trọng Thịnh (6/1998) Dự án đầu tư phát triển khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thạnh Phú (huyện Thạnh Phú – tỉnh Bến Tre) giai đoạn 1999 – 2003. Phân viện điều tra qui hoạch rừng II - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
7. Phan Nguyên Hồng (1997) Vai trò của rừng ngập mặn Việt Nam kỹ thuật trồng và chăm sóc. Nhà xuất bản Nông nghiệp - Hà Nội.
8. Schwarzer. K, Diesing. M Sediment redeposition in nearshore areas – examples
from the Baltic sea. Reprinted from Coastal Dynamics ‘ 01. American Society of Civil Engineers Proceedings of the Conference Held June 11 -15, 2001, Lund, Sweden, pp. 810.
Nội.
11.Vo Luong Hong Phuoc (2006) Suface waves propagation in mangrove forest and
inducedsuspended sediment concentration. PhD Thesis. Inst. Of Oceanology. Sopot, Poland.
12.Vo Luong Hong Phuoc, Nguyen Duc Toan, Dang Truong An, Truong Cong Hanh
(2008) “Computation of wave fiel in the Dong Tranh estuary, Can Gio by using wave refraction model”. Journal of Geology, series B, No, 31 – 32, 164 – 170.
13.Wolanski. E,.Ridd. P. V, Mazda. Y (2007) The role of physical Processes in
Mangrove environments. TERRAPUB, Tokyo.
Các trang Web
14.http://www.hcmussh.edu.vn/USSH/ImportFile/Magazine/Journal141006114054.doc Quản lí khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ thoả mãn 12 nguyên tắc tiếp cận hệ sinh thái theo công ước đa dạng sinh học.
15.http://www.thiennhien.net/news/150/ARTICLE/4928/2008-03-30.html Phát triển