Khi đặt tracer stick xuống mặt đất, theo đường vuông góc mặt đất. Sau khi đặt vào trong đất, tại vị trí đặt tracer stick có thể xảy ra hai quá trình hoặc là bồi tụ hoặc là xói mòn do động lực bề mặt tác động.
Nếu tại vị trí khảo sát bị xói mòn, trầm tích bề mặt bị mất kéo theo lượng cát trong tracer stick trôi đi, thanh tracer stick sẽ bị ngắn lại. Nếu tại vị trí khảo sát được bồi tụ bởi trầm tích nơi khác mang đến, lượng trầm tích này sẽ phủ lên bề mặt trên của lớp tracer stick.
Hình 5.12: Vị trí đặt tracer stick ở một số trạm (a) ST1 và ST2 (b) ST3 – ST6 (c) ST8 (d) ST9 (e) ST13 (f) ST14 (a) (b) (c ) (d) (e) (f)
Tính toán bồi tụ và xói mòn bằng cách đo phần còn lại của tracer stick trong cột trầm tích. Dựa trên dữ liệu này ta tính được sự cân bằng trầm tích hay trầm tích luân chuyển. Giá trị khác nhau giữa độ dài ban đầu và độ dài còn lại của tracer stick chính là
độ xói mòn nhỏ nhất (E) trong một chu kì giữa phần rã ra và mẫu, ngược lại bề dày của lớp trầm tích trên đỉnh của tracer stick còn lại cho ta giá trị tích tụ trầm tích nhỏ nhất (h). Sự khác nhau giữa bồi tụ và xói mòn là sự cân bằng trầm tích (B), do vậy sự tăng thêm của quá trình bồi tụ và xói mòn chúng ta gọi là trầm tích luân chuyển (T) (Hình 5.13, Hình 5.14, Hình 5.15).
Gọi l0 là chiều dài tracer stick ban đầu (cm)
lm là chiều dài tracer stick còn lại sau thời gian đặt mẫu (cm) (ví dụ như
trong một tháng)
h là độ dày của đất tích tụ phía trên tracer stick (cm), là độ bồi tụ trầm tích E là độ xói mòn (cm)
T là trầm tích luân chuyển (cm) Khi đó : Độ xói mòn : E = l0 - lm (cm)
Trầm tích cân bằng: B = h – E (cm) Trầm tích luân chuyển: T = h + E (cm)
Hình 5.13: Tracer stick nằm trong đất. Hai giá trị phải đo: độ dài tracer stick còn lại (lm) và độ dày trầm tích phía trên tracer stick còn lại (h)
Hình 5.14: Tracer stick sau khi lấy từđất lên bằng ống lấy mẫu tại khu vực khảo sát
Hình 5.15: Xác định giá trị lắng đọng và xói mòn bằng tracer stick