Hiện trạng rừng ngập mặn Cần Giờ

Một phần của tài liệu Phân tích một số nguyên nhân gây xói lở và bồi tụ trầm tích trong vùng rừng ngập mặn (Trang 36)

Sau giải phóng, vùng rừng ngập mặn ở Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh) gần như bị xóa sổ bởi chất khai hoang của Mỹ trong thời kì chiến tranh. Lúc đó, để phát triển kinh tế vùng ngoại thành, Ủy Ban Nhân dân thành phố có một dự án lớn – qui hoạch và phát triển vùng duyên hải nay là huyện Cần Giờ mà mục tiêu chủ yếu là lập những vùng vùng nuôi tôm lớn trên những vùng rừng ngập mặn đã bị chất khai hoang tàn phá.

Một số nhà khoa học sau khi xem xét thực tế đã có một khuyến cáo ngược lại là nên tập trung khôi phục vùng rừng sinh thái này. Lãnh đạo thành phố đã nghe theo và kết quả là Cần Giờ đã có hơn hai vạn ha rừng ngập mặn quí giá mà ít thành phố

nào trên thế giới có được.

Rừng có tác dụng rất lớn đối với môi trường thành phố. Mùa mưa, nước đã

được trữ lại một phần ở đây. Đến mùa kiệt, do hạn chế nước hồ Dầu Tiếng nên mực

nước sông Đồng Nai xuống rất thấp, lúc đó nước từ trong rừng ngập mặn ở cửa sông

Đồng Nai chảy ra, ngăn nước mặn không vào quá sâu. Khi xây dựng hồ Dầu Tiếng, người ta đã lo lắng việc xâm nhập mặn khi mùa kiệt tới, “uy hiếp” nguồn nước sinh hoạt của thành phố. Nhưng giờ đây, điều đó đã không xảy ra nhờ sựđóng góp không nhỏ của rừng ngập mặn Cần Giờ.

Môi trường bị tàn phá, cảnh quan địa lí của rừng ngập mặn cũng thay đổi ngày càng xấu đi. Về thủy văn, Cần Giờ có chế độ bán nhật triều, rất có lợi cho sự phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn, nhưng cũng rất bất lợi khi rừng bị tàn phá. Do sự

chênh lệch độ cao giữa hai con nước thủy triều khá cao, nên những dòng chảy xoáy mạnh được tạo ra ở hai bên bờ sông, bờ biển thuộc hệ thống sông Lòng Tàu, Đồng Tranh, Cái Mép…và bờ biển Cần Thạnh, Tân An, Lí Nhơn. Vì vậy, hàng năm, nơi

đây đều có ghe xuồng bị đắm, chìm hoặc bị nước cuốn đi. Đó là nỗi kinh hoàng cho những ai sinh sống bằng nghề sông nước ở huyện Cần Giờ, và đó cũng là hậu quả của việc phá hoại tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là phá rừng. Rõ ràng, việc tàn phá rừng ngập mặn Cần Giờ đã làm mất sự cân bằng hệ sinh thái tự nhiên trong vùng. Cụ thể

là:

• Làm mất tính đa dạng sinh học. Vì thế tài nguyên thiên nhiên quí giá của rừng ngập mặn cũng mất theo.

• Gia tăng ô nhiễm môi trường không khí của thành phố Hồ Chí Minh - một thành phốđông dân ở vùng nhiệt đới nóng bức.

• Không kiểm soát và hạn chế được diễn biến phức tạp của khí hậu thời tiết khi có gió, bão và sóng thần.

• Nguồn nước (nước mặt, nước ngầm, nước biển ven bờ) bị ô nhiễm do các chất thải từ các khu công nghiệp, đô thịđưa xuống ngày càng nhiều.

• Đất đai ngày càng nghèo kiệt, bị xói mòn hay sạt lở hoặc hoang mạc hóa.

Những hậu quả to lớn, nghiêm trọng này đã và đang tác động trực tiếp đến cuộc sống, sức khỏe của cộng đồng dân cư trong vùng.

Rừng ngập mặn có nhiều ưu điểm, tuy nhiên để có được một ha rừng ngập mặn là cả một vấn đề lớn. Xét về mặt xã hội, ý thức của dân ta còn chưa tốt trong vấn đề

bảo tồn rừng ngập mặn. Cây trồng đến mười năm mới xanh tốt lên được, nhưng chỉ

cần một hành động vô ý thức của dân địa phương, thì bao nhiêu công sức và tiền bạc của nhà nước coi như bị phá hủy. Trong 22 năm vừa qua, theo thời gian, qui mô và phương thức quản lí hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ cũng đã chuyển đổi với phương thức quản lí ngày càng chặt chẽ hơn và qui mô ngày càng lớn hơn về mặt không gian (Bảng 3.1) [14]. Kết quả quản lí hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ luôn là một kế hoạch dài hạn. Ngoài ra, về mặt tự nhiên cũng có sự thay đổi lớn về thời tiết và về sự tương tác giữa các quá trình thủy lực học.

Một phần của tài liệu Phân tích một số nguyên nhân gây xói lở và bồi tụ trầm tích trong vùng rừng ngập mặn (Trang 36)