Đặc điểm tự nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ

Một phần của tài liệu Phân tích một số nguyên nhân gây xói lở và bồi tụ trầm tích trong vùng rừng ngập mặn (Trang 34)

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Rừng ngập mặn Cần Giờ (miền Nam còn gọi là rừng Sác) nằm ởđịa bàn huyện

Cần Giờ, phía Đông Nam của thành phố Hồ Chí Minh cách trung tâm thành phố

khoảng 30 km, có tọa độ 10°22’14’’– 10°37’39’’ vĩ độ Bắc; 106°46’12’’–

107°00’59” kinh độ Đông.

Phía Bắc giáp huyện Nhà Bè, phía Nam giáp biển Đông, phía Tây giáp tỉnh Tiền Giang và Long An, phía Đông giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tổng diện tích khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ là 75.740 ha, trong đó vùng lõi chiếm 4.721 ha, vùng đệm chiếm 41.139 ha và vùng chuyển tiếp chiếm 29.880 ha [15]. Dân số khoảng 63.000 người, sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

Đời sống dân cư Cần Giờ luôn ở mức thấp so với các huyện của thành phố vì tài nguyên rừng và nguồn lợi thủy sản luôn bị tác động, khai thác không kiểm soát, chiến tranh tàn phá…

Rừng ngập mặn Cần Giờ nằm trên tuyến đường thủy quan trọng nhất miền Nam nước ta, từ biển Đông đi vào thành phố Hồ Chí Minh và tỏa khắp miền Nam [2] (Hình 3.1).

Hình 3.1: Bản đồ rừng ngập mặn Cần Giờ

3.1.1.2 Khí hậu

Khí hậu rừng ngập mặn Cần Giờ mang đặc tính nhiệt đới gió mùa với hai mùa mưa và mùa khô rõ rệt [2]. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 với gió mùa Tây Nam, gió mùa Đông Bắc phát triển mạnh vào mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4.

Lượng mưa trung bình là 1.336 mm/năm, tập trung vào tháng 6 và tháng 8. Nhiệt độ cao, ổn định, nhiệt độ trung bình hàng tháng là 25,5 oC – 29,0 oC. Độẩm tại Cần Giờ cao hơn các nơi khác trong khu vực thành phố Hồ Chí Minh từ 4% - 8%. Trong mùa mưa, độẩm từ 79% - 83%; vào mùa khô, độẩm từ 74% - 77%.

3.1.1.3 Chếđộ thủy triều

Rừng ngập mặn Cần Giờ nằm trong vùng có chế độ bán nhật triều không đều (hai lần nước lớn và hai lần nước ròng trong ngày). Biên độ vào khoảng 2m khi triều trung bình và 4m khi triều cường. Theo quan sát, hai đỉnh triều thường bằng nhau nhưng hai chân triều lệch nhau [2].

Biên độ triều cực đại trong rừng ngập mặn từ 4,0m – 4,2m thuộc vào loại cao nhất quan sát thấy ở Việt Nam. Biên độ triều có xu hướng giảm dần từ phía Nam lên phía Bắc vì phía Nam tiếp giáp với biển Đông. Biên độ triều lớn nhất từ 3,6m – 4m từ

tháng 9 đến tháng 1 ở vùng phía Nam và từ 2,8m – 3,3m ở vùng phía Bắc của Cần Giờ [2].

Đỉnh triều cao nhất trong năm thường xuất hiện vào tháng 10, 11 và thấp nhất

vào tháng 4, 5. Theo âm lịch vào các ngày 29, 30, 1, 2, 3 và các ngày 14, 15, 16, 17,

18 thì mỗi ngày có hai con nước lớn ngập toàn bộ rừng ngập mặn Cần Giờ khi triều cường và hai ngày có thủy triều thấp nhất trong tháng là ngày 8 và ngày 25 âm lịch [2].

Huyện Cần Giờ có hệ thống sông ngòi chằng chịt, đan xen vào nhau. Nguồn nước ngọt từ sông đổ ra biển bằng hai tuyến chính là Lòng Tàu và Soài Rạp là nơi hợp lưu của sông Sài Gòn và sông Đồng Nai, ngoài ra còn có sông Thị Vải, Giò Gia và các phụ lưu của nó.

Diện tích sông rạch chiếm 31,76% tổng diện tích tự nhiên huyện Cần Giờ. Hai sông Lòng Tàu và Soài Rạp là hai hệ thống sông chính chi phối toàn bộ chếđộ thủy văn của hầu hết các kênh rạch khác [2].

Một phần của tài liệu Phân tích một số nguyên nhân gây xói lở và bồi tụ trầm tích trong vùng rừng ngập mặn (Trang 34)