Những nguyên nhân làm suy thoái rừng ngập mặn và hậu quả

Một phần của tài liệu Phân tích một số nguyên nhân gây xói lở và bồi tụ trầm tích trong vùng rừng ngập mặn (Trang 29)

VÀ HẬU QUẢ

1. Những nguyên nhân làm suy thoái rừng ngập mặn

Ở Việt Nam có thể kể ra 10 nguyên nhân chính gây nên mất rừng và làm suy thoái rừng [7]:

• Chiến tranh hóa học

• Khai thác quá mức

• Phá rừng ngập mặn làm đầm nuôi tôm quảng canh

• Phá rừng ngập mặn lấy đất sản xuất nông nghiệp

• Phá rừng làm đồng muối

• Khai thác khoáng sản

• Đô thị hóa

• Đắp đê đập, làm đường xá

• Ô nhiễm môi trường

• Thiếu biện pháp, phương tiện, tuyên truyền, giáo dục và chưa có chủ trương chính sách hợp lí trong việc bảo vệ rừng ngập mặn, quản lí còn lỏng lẻo.

2. Những hậu quả do mất rừng ngập mặn

Do các tác động trực tiếp hay gián tiếp của con người mà rừng ngập mặn nguyên sinh hoặc tái sinh bị cạn kiệt dần làm ảnh hưởng tới khí hậu và sinh quyển. Những tác động tiềm ẩn vẫn còn đang tiếp tục đe dọa đến hệ sinh thái rừng ngập mặn, đến công tác quản lí qui hoạch và khai thác bền vững nguồn tài nguyên ven biển này.

Trong những năm gần đây, một số nước ven bờ các đại dương đã hứng chịu những cơn bão khủng khiếp như bão Katrina ở Florida (Mỹ), bão Chanchu (Trung Quốc), bão Damrey (Việt Nam). Theo thống kê của Ban phòng chống lụt bão và thiên tai TW (CCFS, 2002) thì thiệt hại do thiên tai ở Việt Nam là: 335 người chết, 34 người bị mất tích, 9.802 nhà bị đổ hoặc bị trôi, 46.490 ha lúa bị ngập, 38.283m3 đê bị xói lở, 462 công trình thủy lợi lớn nhỏ bị hỏng hoặc trôi mất [10]. Theo vị lãnh đạo đứng đầu

ASEAN, chính việc tàn phá rừng ngập mặn một cách « không thương tiếc » đã “góp phần” gây nên hậu quả nặng nề nêu trên.

Đồng bằng sông Cửu Long có bờ biển dài 740km, kéo dài từ bờ biển phía Đông sang bờ biển phía Tây vịnh Thái Lan, có tiềm năng kinh tế và an ninh quốc phòng to lớn của cả nước, hiện có ít nhất 81 vị trí xói lở bờ biển, bờ sông và 37 khu bồi lắng có nguy cơ gây sự cố môi trường. Ở Nam Bộ nói chung và vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, ít khi có bão (trừ cơn bão Linđa 1997) nhưng gió mùa Đông Bắc (gió chướng) kết hợp với triều cường và dòng triều mạnh đã gây ra xói lở nghiêm trọng ở nhiều địa phương [10] (Bảng 1.2).

Bảng 1.2: Tình trạng xói lở bờ biển ởđồng bằng sông Cửu Long [10]

STT Tỉnh Chiều dài đê bị lở (km)

Mức độ

m/năm Địa điểm

1 Tiền Giang 42,7 25 - 30 Gia Thuận, Vàm Láng, Kiểng

Phước Tân Điền

2 Bến Tre 29,22 25 - 30 Thừa Đức, Thới Thuận, Bảo

Thuận, Tân Thủy, Thạnh Hải

3 Trà Vinh 14,10 15 - 30 Mỹ Long Nam, Hiệp Thạch, Dân

Thành

4 Bạc Liêu 6,3 30 - 40 Gành Hòa, Vĩnh Trạch Đông

5 Cà Mau 111,6 30 - 35 Từ Tân Thuận,đến Đất Mũi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6 Kiên Giang 87,5 5 - 10 Khánh Tiến (U Minh), Hà Tiên,

Hòn Đất, Rạch Giá

Chương 2

Thủy động lực của hệ đầm lầy rạch triều – cây ngập mặn

Một phần của tài liệu Phân tích một số nguyên nhân gây xói lở và bồi tụ trầm tích trong vùng rừng ngập mặn (Trang 29)