Đặc điểm sinh học của bọ cánh cộc P fuscipes 1 Thời gian phát dục của bọ cánh cộc P fuscipes

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh học của bọ cánh cọc paederus fuscipes curtis trên rau họ hoa thập tự vụ thu đông 2011 tại văn đức gia lâm hà nội (Trang 44)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4.Đặc điểm sinh học của bọ cánh cộc P fuscipes 1 Thời gian phát dục của bọ cánh cộc P fuscipes

4.4.1 Thời gian phát dục của bọ cánh cộc P. fuscipes

Trong quá trình nhân nuôi sinh học, thời gian phát dục của từng pha của bọ cánh cộc là bước quan trọng đầu tiên được xác định. Nghiên cứu thời gian phát dục

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 37

của từng pha để từ đó biết được vòng đời của bọ cánh cộc có tương đương với vòng đời con mồi hay không, chúng có phải là loài lý tưởng trong việc kìm hãm sâu hại hay không? Thời gian phát dục của từng pha là thông số có ý nghĩa nhất trong công tác dự tính khả năng gia tăng quần thể trong một khoảng thời gian của loài sinh vật đó. Vì vậy chúng tôi đã tiến hành nuôi sinh học trong phòng thí nghiệp tại Trung tâm BVTV phía Bắc để xác định thời gian phát triển từng pha của loài P. fuscipes

kết quả được thể hiện ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Thời gian phát dục các pha của BCCCN P. fuscipes (ngày)

Pha phát dục Ngắn nhất Dài nhất Trung bình

Trứng 2 7 4,42 ± 0,15

Ấu trùng tuổi 1 3 7 4,52± 0,56

Ấu trùng tuổi 2 5 9 6,37 ± 0,49

Nhộng 3 8 5,23 ± 0,24

Trưởng thành - đẻ trứng đầu tiên 5 7 5,83 ± 0,15

Vòng đời 18 38 28,93 ± 1,59

Con cái 79 130 105,56 ± 4,86 Đời

Con đực 15 87 50,84 ± 3,26

Ghi chú: Nhiệt độ 30,70 C; Ẩm độ 78,4 %; thức ăn nuôi bằng rệp cải; n = 32.

Kết quả bảng 4.5, cho thấy khi nuôi P. fuscipes trong điều kiện nhiệt độ trung bình 30,7oC, ẩm độ trung bình 78,4 %, pha trứng có thời gian phát dục trung bình: 4,42 ± 0,15 ngày; Ấu trùng tuổi 1: 4,52± 0,56 ngày, ấu trùng tuổi 2: 6,37 ± 0,49 ngàỵ Pha nhộng: 5,23 ± 0,24 ngàỵ Thời gian trưởng thành mới vũ hóa đến khi đẻ quả trứng đầu tiên: 5,83 ± 0,15 ngàỵ Vòng đời trung bình: 28,93 ± 1,59 ngàỵ Trưởng thành cái có thời gian sống từ: 79-130 ngày, trung bình: 105,56 ± 4,86 ngày; trưởng thành đực có thời gian sống từ: 15-87 ngày, trung bình: 50,84 ± 3,26 ngàỵ Như vậy trưởng thành cái có thời gian sống dài hơn trưởng thành đực.

Kết quả nghiên cứu vòng đời của chúng tôi có sự sai khác với kết quả nghiên cứu của Kilin (1994); Manley (1977) [34], [39]. Theo kết quả của các tác giả Kilin và Manley khi nghiên cứu vòng đời của P. fuscipes trong điều

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 38

kiện phòng thí nghiệm trung bình là 18 ngày và 23 ngàỵ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh học của bọ cánh cọc paederus fuscipes curtis trên rau họ hoa thập tự vụ thu đông 2011 tại văn đức gia lâm hà nội (Trang 44)