Diễn biến mật độ P fuscipes và sâu hại chính trên cải bao Trung Quốc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh học của bọ cánh cọc paederus fuscipes curtis trên rau họ hoa thập tự vụ thu đông 2011 tại văn đức gia lâm hà nội (Trang 38)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2.2.Diễn biến mật độ P fuscipes và sâu hại chính trên cải bao Trung Quốc

Trên rau cải bao Trung Quốc, chúng tôi cũng tiến hành điều tra mật độ của 3 loài sâu hại chính sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang và mật độ của loài P. fuscipes. Kết quả điều tra được thể hiện ở bảng 4.3 và hình 4.3.

Bảng 4.3. Diễn biến mật độ P. fuscipes và sâu hại chính trên cải bao Trung Quốc vụ thu đông năm 2011 tại Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội

Mật độ sâu, thiên địch (con/m2) Ngày điều

tra

Giai đoạn sinh

trưởng Sâu tơ Sâu xanh bướm trắng Sâu khoang P. fuscipes Nhiệt độ TB (oC) 26/7/ 2011 Cây con 2 1,4 2,2 0,6 31,0 2/8 Cây con 3,4 0,8 3,2 1,2 28,0 9/8 Trải lá 7 2,8 5,6 1,8 29,5 16/8 Trải lá 13 2 6,4 2,6 29,5 23/8 Đang cuốn 7,2 3,6 9 3,6 29,0 30/8 Đang cuốn 5,4 5 3,4 2 29,5 6/9 Chuẩn bị thu 4,8 7,4 3 2,4 29,5

Theo kết quả điều tra ở bảng 4.3 và hình 4.3 cho thấy sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang có mặt trên đồng ruộng ngay từ đầu vụ đến cuối vụ. Cùng với đó là sự xuất hiện của bọ cánh cộc. Mật độ bọ cánh cộc tăng dần cùng với sự tăng trưởng của cây cải bao Trung Quốc và lượng thức ăn (vật mồi) có mặt trên đồng ruộng. Ở đầu vụ mật độ bọ cánh cộc đạt thấp nhất 0,6 (con/m2) khi đó lượng vật mồi sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang cũng ở mức thấp nhất là: 2,0; 1,4 và 2,2 (con/m2). Mật độ bọ cánh cộc đạt mức cao nhất vào giai đoạn cải đang cuốn 3,6 (con/m2), lúc này mật độ sâu xanh bướm trắng, sâu khoang cũng đạt mức cao nhất 3,6; 9 (con/m2), mật độ sâu tơ cũng

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 31

tương đối cao 7,2 (con/m2). vào cuối vụ khi nguồn thức ăn giảm mật độ bọ cánh cộc lại có xu hướng giảm xuống.

Hình 4.3. Diễn biến mật độ P. fuscipes và sâu hại chính trên cải bao Trung Quốc vụ thu đông năm 2011 tại Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội Qua kết quả điều tra diễn biến mật độ của loài P. fuscipes trên 2 giống rau cải bắp và cải bao Trung Quốc, cho thấy bọ cánh cộc thường xuyên có mặt trên đồng ruộng. Mật độ quần thể của chúng thay đổi tuỳ theo loại cây trồng, ngay từ đầu vụ mật độ bọ cánh cộc có xu hướng tăng, đạt cao nhất vào giữa vụ sau đó giảm dần. mật độ bọ cánh cộc thay đổi ít nhiều theo sự thay đổi của mật độ (sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang). Trên 2 giống rau cải bắp và cải bao Trung Quốc sâu tơ là đối tượng gây hại nặng nhất với mật độ cao, mật độ sâu gây hại trên cải bao thấp hơn so với mật độ sâu trên cải bắp, đó là do cây cải bao nhỏ hơn, có thời gian sinh trưởng ngắn hơn so với cây cải bắp và giá trị kinh tế của cây cải bao cao hơn nên việc phòng trừ sâu bệnh hại đối với cây cải bao được người nông dân chú ý hơn.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 32

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh học của bọ cánh cọc paederus fuscipes curtis trên rau họ hoa thập tự vụ thu đông 2011 tại văn đức gia lâm hà nội (Trang 38)