Thành phần loài bắt mồi giống Paederus trên rau họ hoa thập tự tại Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh học của bọ cánh cọc paederus fuscipes curtis trên rau họ hoa thập tự vụ thu đông 2011 tại văn đức gia lâm hà nội (Trang 34)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.Thành phần loài bắt mồi giống Paederus trên rau họ hoa thập tự tại Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nộ

Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội

Trong xu thế phát triển chung của toàn thế giới là xây dựng một nền nông nghiệp bền vững và ổn định, đòi hỏi công tác bảo vệ thực vật phải có cái nhìn sâu hơn trong việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM). Và việc sử dụng biện pháp phòng trừ sinh học trong công tác phòng chống dịch hại được coi là một trong những biện pháp cốt lõi của chương trình IPM. Do vậy, việc tìm kiếm và sử dụng kẻ thù tự nhiên để phòng trừ sâu hại trên rau họ hoa thập tự đang là vấn đề rất được quan tâm hiện naỵ Để góp phần tìm hiểu rõ về các loài thiên địch bắt mồi (TĐBM) của sâu hại trên rau họ hoa thập tự, chúng tôi đã tiến hành điều tra thành phần loài bắt mồi giống Paederus trên raụ

Trong quá trình điều tra trên các loại rau họ hoa thập tự trên vùng rau tại Văn Đức (Gia Lâm, Hà Nội). Kết quả cho thấy tổng số mẫu bọ cánh cứng ngắn trưởng thành thu được là 385 cá thể, kết quả định loại tất cả các mẫu đều là loài bọ cánh cộc Paederus fuscipes Curtis (Coleoptera: Staphylinidae). Loài này có mặt trên đồng ruộng trong tất cả các kỳ điều trạ tuy nhiên, tuỳ từng thời kỳ điều tra khác nhau mà chúng xuất hiện với số lượng cao hay thấp. Tương tự như vậy, không phải lúc nào loài bọ cánh cộc cũng cùng có mặt trên tất cả các cây trồng điều trạ

Từ số mẫu thu được chúng tôi phân loại đực cái để xác định tỷ lệ đực cái của bọ cánh cộc trên đồng ruộng, kết quả trình bày ở bảng 4.1.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 27

Bảng 4.1. Tỷ lệ đực cái của bọ cánh cộc thu mẫu trên đồng ruộng

Cái Đực Ngày

thu mẫu

Tổng số mẫu

(con) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

22/7 129 89 68,99 40 31,01

13/8 63 41 65,08 22 34,92

4/10 52 33 63,46 19 36,54

13/10 141 73 51,77 68 48,23

Trung bình 63,32 37,68

Số liệu bảng 4.1 cho thấy trong điều kiện tự nhiên, tỷ lệ bọ cánh cộc đực thấp hơn bọ cánh cộc cáị Qua 4 đợt thu mẫu cho kết quả trung bình tỷ lệ bọ cánh cộc cái chiếm 63,32 % trong khi bọ cánh cộc đực chỉ chiếm 37,68%. Tỷ lệ này cũng biến động theo từng đợt thu mẫu, đợt thu mẫu ngày 13/10 có tỷ lệ cái thấp nhất (51,77%) còn ở đợt thu mẫu ngày 22/7 có tỷ lệ cái cao nhất (68,99%).

Loài P. fuscipes xuất hiện phổ biến trên đồng ruộng. Con trưởng thành rất thích bay vào bóng đèn, thân mình dài trung bình khoảng 7mm.Thân màu đỏ da cam, giữa lưng có một vạch lớn màu đen chạy ngang qua, tạo thành một vạch màu đen. Râu dài hình sợi chỉ, chân chạy nhanh,để tìm kiếm thức ăn trên thân, lá cây raụ cánh ngắn đến nửa thân mình, cuối bụng nhọncó hai đuôi nhỏ.

Hình 4.1. Trưởng thành loài P. fuscipes

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 28

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh học của bọ cánh cọc paederus fuscipes curtis trên rau họ hoa thập tự vụ thu đông 2011 tại văn đức gia lâm hà nội (Trang 34)