Xác định khả năng khống chế một số loại sâu hại rau họ hoa thập tự của P fuscipes

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh học của bọ cánh cọc paederus fuscipes curtis trên rau họ hoa thập tự vụ thu đông 2011 tại văn đức gia lâm hà nội (Trang 30)

3. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.5.Xác định khả năng khống chế một số loại sâu hại rau họ hoa thập tự của P fuscipes

Những cá thể P. fuscipes hóa trưởng thành cùng ngày, tiến hành cho ghép cặp trong hộp có kích thước 6,5×9cm (Φ×h) trong có thức ăn là cám mèọ Hàng ngày theo dõi số trứng từng cá thể cái đẻ để xác định sức sinh sản, số trứng/cái, tỷ lệ trứng nở.

3.5.5. Xác định khả năng khống chế một số loại sâu hại rau họ hoa thập tự của P. fuscipes P. fuscipes

*Nhân nguồn rệp cải trong nhà lưới

Để tiến hành các thí nghiệm về loài bọ cánh cộc cần phải có một lượng lớn rệp làm thức ăn cho chúng. Việc chuẩn bị nguồn rệp được tiến hành tại nhà lưới Trung tâm BVTV phía Bắc.

Trồng rau họ hoa thập tự trong ô thí nghiệm với diện tích 2m2. Sử dụng giống rau cải bắp, cải đông dư.

- Làm đất, phơi khô để xử lý đất, trộn đều với phân NPK tổng hợp. Cho đất vào ô thí nghiệm, để 5 ngày trước khi trồng raụ Sau khi trồng tiên hành chăn sóc raụ

- Tiến hành thu rệp trên rau cải bắp, cải canh, cải đông dư, su hào ngoài đồng ruộng về nhà lưới lây vào các ô thí nghiệm để nhân nguồn rệp.

Trong quá trình trồng, chăm sóc cây rau trước và sau khi lây rệp, tiến hành vây nilon cách ly khu vực trồng raụ

3.5.5.1. Thí nghiệm đánh giá khả năng ăn mồi của P. fuscipes trong phòng tại

Trung tâm BVTV phía Bắc

Tiến hành thí nghiệm với các loại sâu hại chính trên rau họ hoa thập tự là sâu xanh bướm trắng, sâu tơ và sâu khoang. Thí nghiệm gồm 4 công thức là

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 23

3 loài vật mồi: Sâu xanh bướm trắng tuổi 1-2, sâu tơ tuổi 1-2, trứng sâu tơ, rệp cải, mỗi công thức nhắc lại 3 lần.

Thả 1 bọ cánh cộc trưởng thành đã bỏ đói 24 giờ vào đĩa petri, mỗi ngày thả 50 cá thể vật mồi tương ứng với từng công thức vào mỗi hộp của từng công thức. Hàng ngày kiểm tra đếm số vật mồi bị ăn và thay vật mồi mớị Thí nghiệm với 10 cá thể bọ cánh cộc trưởng thành/loại thức ăn, liên tục trong 3 ngàỵ

* Chỉ tiêu theo dõi: số sâu khoang, sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, trứng sâu tơ và rệp cải bị P. fuscipes ăn trong từng ngàỵ

3.5.5.2. Thí nghiệm đánh giá khả năng khống chế một số dịch hại chính trên

rau họ hoa thập tự của bọ cánh cộc trong nhà lưới Trung tâm BVTV phía Bắc

Bố trí 3 thí nghiệm diện hẹp trong nhà lưới với rệp cải, sâu tơ, sâu xanh. Mỗi loài dịch hại thí nghiệm với 3 công thức, nhắc lại 3 lần. Diện tích ô thí nghiệm 2 m2.

Trồng rau cải bắp trong ô thí nghiệm, quây nilon xung quanh và phủ lưới để P. fuscipes không bay ra ngoàị Thí nghiệm với các mật độ P. fuscipes

là 1; 2 và 3 con/m2, mật độ sâu hại thả là 50 con/m2 với sâu tơ và sâu xanh bướm trắng và rệp cả tuổi 1-2.

* Chỉ tiêu theo dõi: Điều tra mật độ sâu ở 3, 5 và 7 ngày sau thả P. fuscipes.

3.5.5.3. Thí nghiệm đánh giá khả năng khống chế rệp cải của P. fuscipes trên đồng ruộng ở Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội

Bố trí các thí nghiệm diện rộng, diện tích ô thí nghiệm 100 m2, không nhắc lạị Thí nghiệm với 3 ngưỡng mật độ thả bọ cánh cộc là 1; 2 và 3 con/m2. Thả P. fuscipes khi mật độ rệp đạt 300-500 c/m2.

* Chỉ tiêu theo dõi: Mật độ sâu hại trên ruộng thí nghiệm ở thời điểm trước thả và 3, 5, 7 ngày sau thả bọ cánh cộc.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 24

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh học của bọ cánh cọc paederus fuscipes curtis trên rau họ hoa thập tự vụ thu đông 2011 tại văn đức gia lâm hà nội (Trang 30)