Diễn biến mật độ P fuscipes và sâu hại chính trên cải bắp KK Cross

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh học của bọ cánh cọc paederus fuscipes curtis trên rau họ hoa thập tự vụ thu đông 2011 tại văn đức gia lâm hà nội (Trang 36)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2.1.Diễn biến mật độ P fuscipes và sâu hại chính trên cải bắp KK Cross

Sâu tơ, sâu xanh bướm trắng và sâu khoang là những đối tượng gây hại chính trên rau họ hoa thập tự, chúng gây thiệt hại từ 74- 100% năng suất bắp cải (Alam, 1992) [22]. Để xác định được mật độ, diễn biến và mối tương quan giữa mật độ loài bắt mối P. fuscipes với mật độ các loài sâu tơ, sâu xanh bướm trắng và sâu khoang trên đồng ruộng, chúng tôi đã tiến hành điều tra theo dõi định kỳ 7 ngày một lần, kết quả được trình bày ở bảng 4.2 và hình 4.2.

Bảng 4.2. Diễn biến mật độ P. fuscipes và sâu hai chính trên cải bắp cải bắp KK Cross vụ thu đông năm 2011 tại Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội

Mật độ sâu, thiên địch (con/m2) Ngày điều

tra

Giai đoạn sinh

trưởng Sâu tơ Sâu xanh bướm trắng Sâu khoang P. fuscipes Nhiệt độ TB (oC) 12/7 Phát triển thân lá 2,8 3,2 1,4 0,6 29,5 19/7 Phát triển thân lá 4,0 4,0 2,0 1,8 29,5 26/7 Phát triển thân lá 5,8 4,8 2,6 3,2 31,0 2/8 Trải lá bàng 7,8 5,8 4,4 4,2 28,0 9/8 Trải lá bàng 11,2 7,6 8,6 2,8 29,5 16/8 Trải lá bàng 17,4 12,2 6,0 3,6 29,5 23/8 Trải lá bàng 9,4 5,2 13,4 4,6 29,0 30/8 vào cuốn 5,8 4,2 4,4 5,8 29,5 6/9 Vào cuốn 3,8 6,2 2,6 3,0 29,5 13/9 Cuốn chặt 2,8 8,0 3,4 2,4 26,5

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 29

Theo kết quả trình bày ở bảng 4.2 và hình 4.2, cho thấy bọ cánh cộc có mặt trên ruộng cải bắp từ đầu vụ tới cuối vụ. Ở đầu vụ khi cây cải bắp ở giai đoạn phát triển thân lá, mật độ bọ cánh cộc đạt thấp nhất là 0,6 (con/m2), mặc dù thời điểm này trên đồng ruộng đã có sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang xuất hiện với mật độ tương ứng là 2,8; 3,2; 1,4 (con/m2). Vào giai đoạn cây cải bắp trải lá bàng mật độ tăng cao, mật độ đạt cao nhất với sâu tơ, sâu sâu xanh bướm trắng, sâu khoang lần lượt là: 17,4; 12,2; 13,4 (con/m2) , khi nguồn thức ăn tăng mật độ bọ cánh cộc cũng tăng dần và đạt cao nhất 5,8 (con/m2). giai đoạn trải lá bắng là thời kỳ quan trọng để tạo được năng suất ổn định vào giai đoạn saụ Vì vậy, vào thời gian này người nông dân đã sử dụng thuốc trừ sâu, kết hợp với việc vệ sinh đồng ruộng, chặt bỏ các lá già, lá bệnh ở bên ngoài đi làm cho mật độ sâu trên đồng ruộng giảm, chính là làm giảm nguồn thức ăn của bọ cánh cộc. Do đó mật độ bọ cánh cộc có xu hướng giảm xuống vào cuối vụ. Như vậy mật độ bọ cánh cộc có thay đổi theo sự thay đổi của mật độ sâu hại chính (sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang).

Hình 4.2. Diễn biến mật độ P. fuscipes và sâu hại chính trên cải bắp KK Cross vụ thu đông năm 2011 tại Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 30

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh học của bọ cánh cọc paederus fuscipes curtis trên rau họ hoa thập tự vụ thu đông 2011 tại văn đức gia lâm hà nội (Trang 36)