Đặc điểm hình thái của P fuscipes

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh học của bọ cánh cọc paederus fuscipes curtis trên rau họ hoa thập tự vụ thu đông 2011 tại văn đức gia lâm hà nội (Trang 40)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3.Đặc điểm hình thái của P fuscipes

Trong quá trình điều tra thành phần loài BMAT thuộc giống Paedeus

ngoài đồng ruộng, chúng tôi tìm thấy 1 loài bọ cánh cộc P. fuscipes và là loài xuất hiện phổ biến trên đồng ruộng từ đầu vụ đến cuối vụ, chúng thường sống đơn độc, đôi khi tập chung 2 – 3 con một chỗ. Chúng di chuyển rất nhanh nhẹn, linh hoạt. Thường thấy chúng xuất hiện trên thân, lá cây rau họ hoa thập tự.

Kết quả nghiên cứu loài P. fuscipes của chúng tôi được thảo luận dựa trên kết quả nghiên cứu của Kilin (1994); Manley (1977) [34], [39], về loài P. fuscipes.

Theo Nghiên cứu của Kilin và Manley, loài P. fuscipes thuộc giống

Paederus, tổng họ cánhs cộc Staphylinidae, bộ cánh cứng Coleoptera, thuộc lớp côn trùng Insecta, trường thành bọ cánh cộc có cơ thể mảnh khảnh, cánh cứng rất ngắn, vòng đời của bọ cánh cộc gồm 4 pha phát triển: Trứng, ấu trùng (có tuổi 2), nhộng và trưởng thành.

Trứng

Trứng P. fuscipes có hình cầu, màu vàng, sánh bóng, bề mặt có chất dính để chống thấm nước và tăng sức bám trên bề mặt giá thể.

Trứng mới đẻ có màu vàng nhạt sau sau đó màu sắc đậm dần lên. Trứng sắp nở có màu vàng đậm. Trứng đẻ rời rạc từng quả hoặc từng cụm do dính lại với nhau nhờ có chất kết dính trên bề mặt trứng. Kích thước trung bình là 0,59 ± 0,04 mm.

Khi trứng nở, vỏ trứng nứt ngang và ấu trùng tuổi 1 chui ra từ phía đuôi ra trước, đầu ra sau, vỏ trứng màu vàng đậm dần dần teo lạị

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 33

Trứng Vỏ trứng

Hình 4.4. Trứng bọ cánh cộc P. fuscipes

(Nguồn ảnh: Vũ Thị Thuỷ 2011)

Ấu trùng tuổi 1

Bọ cánh cộc non mới nở có cơ thể nhỏ bé, chỉ bằng kích thước trứng. Cơ thể hình bầu dục, khi mới nở cơ thể có màu trắng sữa - vàng nhạt, sau đó toàn bộ cơ thể chuyển màu vàng cam đậm - nâu đen lợt. Đầu hình tròn, mắt kép nhỏ màu đen, râu đầu hình sợ chỉ, 4-5 đốt. Ngực chia 2 phần, đôi chân trước nằm ở phần ngực trước giống như cổ, đôi chân giữa và sau nằm ở phần ngực sau, đôi chân sau dài hơn 2 đôi chân kia, các đôi chân cùng màu với màu cơ thể. Bụng có 10 đốt, mặt lưng bụng có ngấn lột xác rất rõ, cuối bụng có 2 đuôi có lông cứng dàị

Toàn bộ cơ thể có nhiều lông đen bao phủ. Cơ thể có chiều dài trung bình 2,74 ± 0,17 mm, rộng trung bình 0,52 ± 0,03mm.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 34

Hình 4.5. Ấu trùng tuổi 1 bọ cánh cộc P. fuscipes

(Nguồn ảnh: Vũ Thị Thuỷ 2011)

Ấu trùng tuổi 2

Ấu trùng khi mới bước sang tuổi 2 có màu nâu đen lợt, màu sắc và hình dạng ấu trùng tuổi 1 và tuổi 2 tương tự như nhaụ Chiều dài ấu trùng tuổi 2 trung bình 5,06 ± 0,24 mm, rộng trung bình 0,70 ± 0,05mm .

Ấu trùng tuổi 1 và 2 đã có thể phân biệt đực cái nhờ phần phụ bụng ở đốt cuối cùng khác nhau rõ rệt, con đực đôi roi đuôi dài hơn nhiều so với con cáị

Ấu trùng khi mới sang tuổi 2 Ấu trùng tuổi 2

Hình 4.6. Ấu trùng tuổi 2 bọ cánh cộc P. fuscipes

(Nguồn ảnh: Vũ Thị Thuỷ 2011)

Pha nhộng

Nhộng dạng nhộng trần, hình thoi, bọ cánh cộc khi mới hoá nhộng có màu trắng sữa sau chuyển màu nâu nhạt. Nhộng có kích thước, chiều dài trung bình 5,06 ± 0,24mm và chiều rộng trung bình 0,92 ± 0,04mm.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 35

Khi mới hóa nhộng Nhộng thu trong đất Hình 4.7. Nhộng bọ cánh cộc P. fuscipes

(Nguồn ảnh: Vũ Thị Thuỷ 2011)

• Pha trưởng thành

Bọ cánh cộc khi mới hoá trưởng thành cơ thể có màu trắng trong, dần chuyển màu vàng nhạt. sau đó đến vàng da cam. Cơ thể có hình bầu dục, được bao phủ bởi lông màu đen. Đầu, ngực (bao gồm cánh) và hai đốt bụng cuối cùng có màu đen. Phần ngực trước và 4 đốt bụng còn lại có màu đỏ cam tạo thành 3 khoang đen như tên gọi “Bọ ba khoang” hay “Kiến ba khoang”.

Râu đầu hình chuỗi hạt, có 11 đốt râu, 3-4 đốt đầu tiên màu nâu đỏ các đốt còn lại tối hơn, màu nâụ Trên phần ngực sau có 2 đôi cánh và 2 đôi chân phát triển. Đôi cánh trước kitin hóa cứng, ngắn, che phủ vừa hết đốt ngực. Đôi cánh sau dạng màng trong, gấp kiểu quạt giấy xếp gọn dưới đôi cánh trước. Chân màu đỏ cam, từ cuối đốt đùi đến bàn chân có màu nâu tốị Bụng màu đỏ cam, nhìn rõ 6 đốt, 2 đốt cuối bụng có màu đen, mép bên của các đốt bụng có gờ nổi lên rõ ràng. Cuối bụng có hai đuôi có lông cứng dàị

Trưởng thành đực của bọ cánh cộc có chiều dài trung bình 7,81 ± 0,31 mm, rộng trung bình 1,93 ± 0,24 mm. Trưởng thành cái có chiều dài trung bình 7,63 ± 0,30 mm, rộng trung bình 1,74 ± 0,23mm.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 36

thành đực có 2 lông đuôi thon đều và dài hơn 2 lông đuôi của trưởng thành cáị

Trưởng thành cái Trưởng thành đực

Hình 4.8. Trưởng thành bọ cánh cộc P. fuscipes

(Nguồn ảnh: Hà Quang Hùng 2011)

Bảng 4.4. Kích thước các pha phát dục của P. fuscipes

Chiều dài (mm) Chiều rộng (mm) Pha phát dục (n = 30) Ngắn nhất- Dài nhất Trung bình Ngắn nhất- Dài nhất Trung bình Trứng 0,50 - 0,67 0,59 ± 0,04 0,50 - 0,67 0,59 ± 0,04 Ấu trùng tuổi 1 2,05 - 3,54 2,74 ± 0,17 0,40 - 0,65 0,52 ± 0,03 Ấu trùng tuổi 2 4,02- 6,05 5,06 ± 0,24 0,51 - 0,95 0,70 ± 0,05 Nhộng 4,00 - 5,55 4,56 ± 0,19 0,80 - 1,25 0,92 ± 0,04 Trưởng thành đực 6,40- 10,50 7,81 ± 0,31 1,40 – 2,40 1,93 ± 0,24 Trưởng thành cái 6,20 - 9,35 7,63 ± 0,30 1,35 - 2,34 1,74 ± 0,23

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh học của bọ cánh cọc paederus fuscipes curtis trên rau họ hoa thập tự vụ thu đông 2011 tại văn đức gia lâm hà nội (Trang 40)