- Vùng hạ du lưu vực sông Đồng Nai( đoạn chảy qua TX.Tân Uyên và huyện Bắc Tân Uyên) đóng vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, với khoảng 20% số dân (2005) chiếm 14,9% diện tích của cả nước nhưng kinh tế hàng năm lại luôn chiếm tỷ trọng trên 50% tổng sản phẩm quốc nội của cả nước.
- Nơi đây có những thành phố, cảng ( Cảng Thạnh Phước, Khánh Bình,Mỏ đá Thường Tân), khu công nghiệp nằm trong vùng có trình độ khoa học, công nghệ cao,vùng kinh tế trọng điểm phát triển năng động của nuớc ta.
- Lưu vực sông Đồng Nai và vùng phụ cận có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất so với cả nước. Một trong những tài nguyên quan trọng của khu vực.Tuy nhiên, kinh tế càng phát triển thì lưu vực cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề gai góc, trong đó nổi bật nhất là vấn đề biến đổi lòng dẫn các sông lớn dẫn đến tìnhtrạng sạt lở bờ sông và vấn đề môi trường nước sông bị ô nhiễm .
- Đây là những hậu quả của việc hàng chục ngàn hecta rừng bị tàn phá kèm theohậu quả mất rừng làm tăng lũ lụt vào mùa mưa, giảm nguồn nước ngọt, tăng xâm nhập mặn vào mùa kiệt, giảm đa dạng sinh học, làm mất cân bằng sinh thái. - Đất đai màu mỡ bị sụt lở, xói mòn, thoái hoá,nghèo dần bởi chỉ khai thác mà không quan tâm bảo vệ. Đó là những vấn đề đang thách thức không chỉ đối với thế hệ chúng ta mà còn đối với cả các thế hệ mai sau.
- Trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây tình trạng sạt lở bờ sông đã làm thiệt hại rất nghiêm trọng tính mạng và tài sản của nhân dân, làm mất ổn định các vùng dân cư rộng lớn sống dọc theo hai bên bờ sông.
- Các cấp chính quyền từ Trung ương đến các địa phương cũng như nhân dân sống trong vùng hạ du lưu vực đã tốn rất nhiều công sức trong việc phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do thiên tai gây nên.
- Theo số liệu thống kê từ khoảng hơn 10 năm trở lại đây tình trạng sạt lở bờ sông, kênh rạch vùng hạ du sông Đồng đã làm chết 7 người làm bị thương hàng chục người khác và thiệt hại tài sản, vật chất ước tính hàng chục tỷ đồng, nhưng quan trọng nhất là làm cho người dân sống dọc theo hai bên sông lo sợ nguy cơ tiềm ẩn sạt lở bờ sông bất cứ lúc nào.
- Thực hiện theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm trong những năm qua các cấp chính quyền địa phương vùng hạ du lưu vực sông Đồng Nai đã rất nổ lực trong việc đầu tư xây dựng các công trình kè bảo vệ bờ đã mang lại
SVTH: Mai Thanh Điền Địa chất môi trường 48 những lợi ích to lớn cho nhân dân mà đặc biệt là một số khu vực trước đây là những vùng trọng điểm sạt lở thì trong những năm gần đây không xảy ra một đợt sạt lở nào hay chỉ có một vụ đoạn sạt lở cục bộ nhỏ thiệt hại không đáng kể.