Khu vực cù lao Rùa:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trượt lỡ ven sông đồng nai tại huyện bắc tân uyên và thị xã tân uyên từ đó đề ra các giải pháp khắc phục (Trang 44 - 47)

- Cù lao Rùa là một trong hai cù lao lớn nhất trên sông Đồng Nai, thuộc địa phận phường Thạnh Phước, TX.Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Cù lao Rùa có địa hình uốn lượn theo lòng sông Đồng Nai, vì vậy đường bờ có nhiều đoạn cong rất gấp khúc và đó là một trong những nguyên nhân gây nên sạt lở bờ. Cù lao Rùa gồm hai ấp 3 và ấp 4, xã Thạnh Phước, hiện tại dân số sinh sống trên cù lao vào khoảng hơn 600 người.

- Cũng như một số đoạn khác trên sông Đồng Nai, trong một số năm vừa qua, nạn khai thác cát trái phép đã làm mất đi một khối lượng cát lòng sông khá lớn và có một số đoạn cát được khai thác sát bờ làm cho bờ cù lao Rùa luôn biến động và thường xuyên bị sạt lở.

- Đoạn đường bờ cách đuôi cù lao khoảng 500m về phía thượng lưu có chiều dài sạt lở khoảng 300m, có nơi lấn sâu vào bờ khoảng 8m, làm cho một số ruộng lúa, hoa mầu và cả vườn cây ăn trái bị nhấn chìm xuống sông. Những vụ sạt lở đất liên tiếp từ tháng 3 đến tháng 7/2004 đã làm mất khoảng hơn 4ha đất canh tác của người dân.

- Đoạn đường bờ đuôi cù lao (đối diện với Phường Thạnh Phước, TX. Tân Uyên, Bình Dương) bị sạt lở khoảng 350m và tốc độ sạt lở đoạn này là rất mạnh. Nguyên nhân là do nhánh sông Đồng Nai này có chiều rộng khá hẹp (khoảng từ 150m – 180m), nhưng ghe thuyền, kể cả xà lan qua lại đoạn này rất nhiều.

- Ngoài ra, dòng chảy trên đoạn sông này cũng khá mạnh nhất là khi hồ Trị An xả lũ và việc khai thác cát lén lút vẫn thường hay tiếp diễn trên đoạn sông này. Mãi đến tháng 7/2004 các cấp chính quyền tỉnh Bình Dương mới cấm ghe, thuyền, xà lan khai thác cát trong đoạn sông này, nhưng do lượng cát bị khái thác khá lớn nên đường bờ vẫn còn tiếp tục bị sạt lỡ.

SVTH: Mai Thanh Điền Địa chất môi trường 45

Hình 5.3 : Đoạn sạt lở cách đuôi cù lao Rùa 500m về thượng lưu

Đoạn lỡ nhánh bờ phải Cù Lao Rùa Đoạn lỡ nhánh bờ trái Cù Lao Rùa

 Đoạn đường bờ trên cù lao ngay khúc sông cong thuộc ấp 3, xã Thạnh Phước (đối diện với đồi đất thuộc ấp 1, phường Thạnh Phước) có chiều dài khoảng 300m bị sạt lở với tốc độ trung bình hàng năm là từ 2m – 3m.  Do bờ liên tục bị sạt lở nên phần đầu cù lao Rùa thuộc ấp 3 đang có nguy

cơ bị chia cắt làm hai phần vì hiện nay chiều rộng cù lao đoạn này chỉ còn vào 60m và chưa có một công trình nào bảo vệ.

 Kết quả các đợt điều tra, khảo sát cuối tháng 3/2005 cho thấy, đoạn đường bờ các khu vực bị sạt lở trên cù lao Rùa vào năm 2004 vẫn tiếp tục bị sạt

SVTH: Mai Thanh Điền Địa chất môi trường 46 lở, mặc dù người dân đã đóng các loại cừ tràm hay bằng thân cây dừa để giữ đất, nhà cửa của họ, nhưng đó cũng chỉ là biện pháp tạm thời do chưa có một qui hoạch nào để bảo vệ bờ cù lao.

 Các đoạn đường bờ từ đầu đến nửa thân cù lao tuy có bị sạt lở, nhưng rất ít, hầu như không đáng kể, nhưng từ cách đuôi cù lao khoảng 800m về phía thượng lưu đường bờ đã bắt đầu bị sạt lở với tốc độ mạnh hơn, đặc biệt đoạn đường bờ hai bên đuôi cù lao có chiều dài khoảng 200m bị sạt lở mạnh, nhất là vào mùa mưa.

 Theo nhiều người dân sinh sống trên cù lao thì mặc dù chính quyền địa phương đã nghiêm cấm các hoạt động khai thác cát, sạn trên dòng sông nhưng vào ban đêm hoặc vào các đêm tối mưa, một số các ghe thuyền loại nhỏ vẫn còn lén lút khai thác cát, sạn trên cả hai đoạn sông Đồng Nai, quanh cù lao Rùa cho nên bờ cù lao Rùa vẫn tiếp tục bị sạt lở.

 Theo chính quyền địa phương phuờng Bửu Long và những người dân sinh sống trong khu vực này thì nguyên nhân gây sạt lở đoạn này là do bắt đầu từ những tháng cuối năm 2004, nhà máy xi măng Bình Dương (thuộc huyện Tân Uyên) mở rộng dây chuyền sản xuất tăng công suất lên gấp 1,5 lần cho nên các sà lan loại trọng tải 200 tấn với tau kéo sức đẩy 600CV bắt đầu hoạt động liên tục từ cảng Bình Dương đến nhà máy xi măng và đoạn sông Đồng Nai sát bờ phường Bửu Long có độ sâu hơn 8m nên các salan và tàu bè thường chạy sát bờ và sóng từ các phương tiện giao thông thủy làm đường bờ bị sạt lở (trước đây chỉ có các loại sμ lan từ 50 tấn trở xuống hoạt động trên đoạn sông này). Vị trí các đoạn bị sạt lở mạnh trên cù lao Rùa được xác định bằng máy định vị vệ tinh GPS như sau:

Bảng 8: Vị trí đoạn sạt lở tại cù lao Rùa

Vị trí các đoạn sạt lỡ X Y

Điểm sô 1 0695080 1213025 Điểm sô 2 0694806 1213178 Điểm sô 3 0695777 1213270 Điểm sô 4 0696720 1213550

SVTH: Mai Thanh Điền Địa chất môi trường 47

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trượt lỡ ven sông đồng nai tại huyện bắc tân uyên và thị xã tân uyên từ đó đề ra các giải pháp khắc phục (Trang 44 - 47)