Chế độ phù sa bùn cát:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trượt lỡ ven sông đồng nai tại huyện bắc tân uyên và thị xã tân uyên từ đó đề ra các giải pháp khắc phục (Trang 29 - 31)

- Phù sa lơ lửng và bùn cát trong sông là một trong những thành phần quan trọng của dòng chảy. Cường độ mưa rào, động năng của dòng nước, cấu tạo địa chất, thổ nhưỡng, lớp phủ thực vật, và hoạt động của con người trên bề mặt lưu vực là những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến chế độ phù sa bùn cát trong sông.

- Lưu vực sông Đồng Nai có lượng mưa hàng năm phong phú, là yếu tố thuận lợi cho đất đá bở rời, rửa trôi hòa vào dòng nước làm tăng hàm lượng phù sa lơ lửng và bùn cát.

- Để đánh giá hàm lượng phù sa trong nước sông người ta thường dùng độ đục đơn vị hay độ ngậm cát (ký hiệu là ρ, đơn vị g/m3, hay kg/m3), đặc trưng này biến đổi rất mạnh theo thời gian.

- Về mùa lũ, nhất là các tháng đầu mùa mưa, nước sông rất đục, độ đục đơn vị và hàm lượng phù sa rất lớn. Ngược lại về mùa cạn, nước sông xuống thấp, vận tốc dòng nước nhỏ, nước trong có nơi nhìn thấy tận đáy, độ đục rất nhỏ có khi bằng không (= 0). Chênh lệch giữa độ đục lớn nhất và thấp nhất lên tới hàng ngàn lần.

SVTH: Mai Thanh Điền Địa chất môi trường 30 - Theo tính toán lưu lượng phù sa lơ lửng bình quân của sông Đồng Nai tại Trị An là 24,1kg/s. Hàng năm sông La Ngà chuyển tải vào sông Đồng Nai một lượng phù sa không dưới 0,218 x 106 tấn, đồng thời sông Đồng Nai chuyển tải về phía hạ lưu qua Trị An một lượng phù sa vào khoảng 0,760 x 106 tấn. Lưu lượng phù sa trong năm tập trung vào mùa lũ rất cao, chiếm từ 83 - 92% lưu lượng phù sa cả năm.

Bảng 2: Lưu lượng phù sa, lớn nhất và nhỏ nhất tại Tân Uyên.

SÔNG TRẠM LƯU LƯỢNG PHÙ SA (Kg / m3

) SỐ LẦN CHUYÊN LỆCH Lớn nhất Ngày Nhỏ nhất Ngày Đồng Nai Trị An 1.240 21-VII- 87 0.009 30,1 137.777 Thường Tân 543 18-X-83 0.0018 3-III-84 30.167 Thạnh Hội 55.8 6-X-90 0.003 28-II-89 18.600

- Nhìn chung quá trình biến đổi lượng phù sa trong năm phù hợp với quy luật biến đổi của chế độ dòng chảy, lưu lượng nước tăng, lưu lượng phù sa lớn, lưu lượng nước giảm, lưu lượng phù sa bé, ngoài ra vào những thời điểm nhất định lưu lượng phù sa cũng có những biến đổi khá phù hợp.

+ Tóm lại phù sa lơ lửng trong sông Đồng Nai thuộc vào loại nhỏ, so với các sông suối khác ở trong hệ thống thì ở mức trung bình nhưng so với các sông ở miền Bắc và miền Trung thì nhỏ hơn rất nhiều.

+Tổng lượng phù sa hàng năm của Đồng Nai cho thấy độ xâm thực trên bề mặt lưu vực, hay mođun dòng chảy cát bùn không cao, chúng biếnđổi từ 45 - 53 tấn/km2/năm, tức là mỗi năm trên 1 km2 bề mặt lưu vực bị bào mòn, rửa trôi đi một lớp đất đá từ 45 - 53 tấn (thực tế còn cao hơn do chưa tính toán tới lượng phù sa di đẩy v.v...) .

+ Nguyên nhân chính là do lưu vực sông Đồng Nai được cấu tạo trên nền phù sa cổ, địa hình khá bằng phẳng, mưa kéo dài đã làm rửa trôi phần lớn bề mặt của lưu vực. Thực tế những năm gần đây cho thấy mức độ xâm thực bề mặt lưu vực có khả năng gia tăng đáng kể bởi nạn chặt phá rừng bừa bãi, diện tích rừng phòng hộ ngày càng bị thu hẹp, tác động của con người ngày càng có ảnh hưởng xấu đến điều kiện tự nhiên sinh thái, môi trường v.v...

SVTH: Mai Thanh Điền Địa chất môi trường 31

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trượt lỡ ven sông đồng nai tại huyện bắc tân uyên và thị xã tân uyên từ đó đề ra các giải pháp khắc phục (Trang 29 - 31)