Sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trượt lỡ ven sông đồng nai tại huyện bắc tân uyên và thị xã tân uyên từ đó đề ra các giải pháp khắc phục (Trang 36 - 54)

3.3.8.2.1. Trồng trọt

- Chủ yếu là trồng cây ăn quả và rau, hoa màu, cây ngắn ngày. Lúa có sản lượng trung bình thấp hơn vùng Đồng Bằng suốiCửu Long. Tổng diện

tích trồng lúa và hoa màu trên địa bàn bắc Tân uyên khoảng 270 ha.

3.3.8.2.2. Chăn nuôi

- Phát triển kinh tế trang trại VAC. Tổng đàn gia súc 613 con (trong đó: trâu 9 con, 245 con bò, heo 359 con). Gia cầm có 4 trại nuôi gà khoảng 5000 con và trên 10000 con gà nuôi nhỏ lẻ ở các hộ gia đình.

3.3.8.2.3. Thủy sản

- Dựa theo đặc điểm cấu tạo loài tính ăn và môi trường sống và khí hậu, ta có

thể phân lại các loài thủy sản với diện tích nuôi trồng thủy sản là10500m2.

3.3.8.2.4 Thủy lợi

- Phối hợp trạm thủy nông nạo vét kênh mương thủy lợi phục vụ nước tưới cho sản xuất với chiều dài 2508m. Thực hiện tốt công tác phòng chống lụt bão.

SVTH: Mai Thanh Điền Địa chất môi trường 37

CHƯƠNG 4 : CƠ SỞ TÀI LIỆU – DỮ LIỆU

4.1. CƠ SỞ DỮ LIỆU:

1. Bản đồ gốc dùng để số hóa để khoanh vùng lưu vực được lấy từ “Trung tâm bản đồ đo đạc Việt Nam”.

2. Báo cáo tổng hợp đề tài “Điều tra khảo sát thực địa về hình hình xói bồi dọc sông Đồng Nai – Sài Gòn” – PGS.TS. Hoàng Văn Huân

3. Sơ lược về lưu vực sông Đồng Nai và chế độ thuỷ văn. “Sở khoa học công nghệ tỉnh Đồng Nai”.

4.2. CƠ SỞ TÀI LIỆUDỰA TRÊN CƠ SỞ:

1. Giáo trình thủy văn môi trường – Nguyễn Khắc Cường, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM, 2011 (chương 2: Đại cương về sông ngòi và sự hình thành dòng chảy sông ngòi).

2. Giáo trình Địa Chất Môi Trường – Nguyễn Thị Minh Hằng, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM, 2006 (Phần II – chương 5:Trượt lỡ và sụp lún).

3. Giáo trình Địa Chất Cơ Sở – Nguyễn Thị Minh Hằng, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM, 2011 (chương 2: Tai biến địa chất).

4. Tham khảo từ các trang web để có thêm thông tin về điều kiện tự nhiên, khinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương nói chung và thị xã Tân Uyên.

5. Nghiên cứu từ các bài báo khoa học của các trường Đại học: Bách khoa, Tự nhiên, Công nghiệp, Mỏ - Địa Chất.

+ Nghiên cứu sự biến đổi môi trường địa chất trên lưu vực Sông Đồng Nai

“PGS.TS Đậu văn Ngọ.ĐH.BK TP.HCM,đăng trên tạp chí NCKH của trường 1996”.

+ Xây dựng mô hình chống trượt lỡ bờ sông,TS.Lê Huy Bá Viện khoa học và công nghệ môi trường +http://www.binhduong.gov.vn/vn/status_pages.php?id=5612&idcat=15&i dcat2=0  + http://luanvan.net.vn/luan-van/de-tai-nghien-cuu-xay-dung-quy-hoach- moi- truong-huyen-tan-uyen-tinh-binh-duong-den-nam-2020-36751/   +http://www.baobinhduong.org.vn/newsdetails/1D3FE192E73/Tan_Uyen_ Kinh_te_xa_hoi_tiep_tuc_phat_trien_quoc_phong_an_ninh_bao_dam.asp x  +www.thuvienbinhduong.org.vn  +http://www.btv.org.vn/live/clip31300/Nan-khai-thac-cat-trai-phep-tiep-tuc-tai- dien-tren-song-Dong-Nai.html, thời sự BTV 13.06.2014.

SVTH: Mai Thanh Điền Địa chất môi trường 38

CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ THỰC HIỆN

5.1 Đoạn từ chân đập Trị An ( Lạc An, Bắc Tân Uyên) đến Uyên Hưng (TX.Tân Uyên): (TX.Tân Uyên):

- Trung tâm của TX.Tân Uyên, Bình Dương có chiều dài 44km. Đây là đoạn sông có nhiều khúc uốn công và nhiều đoạn lởm chởm đá. Đoạn này lòng sông hẹp, bờ dốc đứng và khi hồ Trị An xả lũ thì dòng chảy rất mạnh chảy cuồn cuộn, nhất là khi chảy qua các đạn sông cong.Trong đoạn sông này có hai đoạn bị sạt lở mạnh xảy ra trong các tháng từ tháng 2 đến tháng 9 hàng năm.

Hình 5.1 Các vị trí sạt lỡ trên sông Đồng Nai từ sau Trị An (Lạc An, Bắc Tân Uyên) đến cù lao Bạch Đằng (TX.Tân Uyên)

SVTH: Mai Thanh Điền Địa chất môi trường 39 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5.1.1. Khu vực xã Lạc An +Thường Tân ( Huyện Bắc Tân Uyên):

- Ngày 12/6/2012 tại khu vực ấp 1, xã Lạc An, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đã xảy ra hiện tượng nứt và sụt lún đất dọc theo bờ sông Đồng Nai với chiều dài khoảng gần 200m, bắt đầu từ nhà ông Nguyễn Văn Hùng và kết thúc tại nhà ông Cao Thành Sơn. Việc nứt và sụt lún đất đường bờ đã làm ảnh hưởng đến 12 hộ dân trong khu vực, cụ thể như đã làm sụp đổ các bức tường nhà của 5 căn hộ dân (do ba đường nứt đất này song song với nhau và nằm ngay sau các căn nhà của 13 hộ dân). Dọc theo bờ sông đoạn bị nứt đất có nơi đất sụp xuống hơn 1m so với mặt đất ban đầu.

- Hiện nay,khoảng cách từ mép sông đến đường nứt gần nhất khoảng từ 5m đến 17m. Đoạn sông Đồng Nai chảy qua khu vực nứt đất đoạn sông cong với bờ tả thuộc tỉnh Đồng Nai và bờ hữu thuộc tỉnh Bình Dương. Bờ đoạn nứt đất thuộc huyện Bắc Tân Uyên tỉnh Bình Dương. Cách khu vực này vào khoảng từ 250m - 300m về phía thượng lưu tồn tại một dãy đá ngầm nằm dưới lòng sông làm cản trở dòng chảy tạo ra một dòng chảy quẩn mạnh xoáy ngược vào phía bờ tỉnh Bình Dương làm bờ bị sạt lở mạnh, nhất là mỗi khi hồ Trị An xả lũ.

- Trước đây các hộ dân cư sinh sống trong khu vực này chỉ là các dãy nhà tạm, Những từ đầu năm 2010 khi khi nhà máy nước Thiện Tân chi trả các khoản bồi thường để giải toả hành lang an toàn lưới điện của nhà máy thì nhiều hộ dân đã đồng loạt xây dựng nhà kiên cố và dịch chuyển về phía bờ sông làm cho tải trọng lên đường bờ gia tăng đáng kể. Thêm vào đó, do tính chất cơ lý của đất, vào thời điểm giao mùa giữa hai mùa mưa và khô, sự trương nở của đất xảy ra mạnh làm cho đất có phần mềm yếu hơn nên rất dễ bị sụt lún khi chịu tác động của dòng chảy và tải trọng lớn trên bờ.

- Ngoài ra, trên địa phận xã Lạc An dọc theo bờ tả sông Bình Dương các hiện tượng nứt và sạt lở bờ được thống kê như sau:

- Từ đoạn cầu Rạch Đông tại nhà ông Nguyễn Văn Hùng đến nhà ông Trương Trọng Nghĩa thuộc ấp 1, xã Lạc An có chiều dài là 200m bị sạt lở ngày 12/6/2012.

+ Hiện trạng sạt lở như sau:

- Khoảng cách từ bờ sông vào trung bình khoảng từ 10m đến 15m. - Xuất hiện 3 đường nứt đất dọc theo tuyến sông.

- Chiều rộng các đường nứt đất là từ 25cm đến 30cm. - Độ sâu các đường nứt khoảng 3,5m

SVTH: Mai Thanh Điền Địa chất môi trường 40 - Do ảnh hưởng sạt lở đất nên đã làm sụp đổ các bức tường của 5 hộ dân đang sống dọc theo đoạn sạt lở.

- Cũng tại khu vực này trước đây, về phía bờ Đồng Nai, Công ty khai thác cát Đồng Nai và Công ty Trị An đã khai thác cát với khối lượng rất lớn theo giấy phép số 1431/QĐ-CT-UBT ngày 17/5/2001 của Chủ tịch UBND Tỉnh. Cho mãi đến ngày 7/5/2012 do giấy phép khai thác đã hết hạn và không được gia hạn thêm nên hai Công ty này đã chấm dứt hoạt động. Các ngành chức năng của tỉnh Đồng Nai phối hợp với Công ty khai thác cát Đồng Nai đã tiến hành đo đạc kiểm tra bình đồ lòng sông ngày 294/2012/ đã cho thấy các Công ty này đã khai thác cát vượt quá giới hạn cho phép của UBND Tỉnh (Đoạn sông Đồng Nai chảy qua khu vực sạt lở hiện có độ sâu - 10m, trong khi giới hạn cho phép chỉ là -6,5m ( -7m). - Đêm 11/6/2005 trên sông Đồng Nai tại khu vực Bến Thuỷ, thuộc ấp Ông Hường, xã Lạc An, huyện Bắc Tân Uyên xảy ra một vụ trượt khối đất với chiều dài khoảng 35m và lấn sâu vào đất liền khoảng từ 7 – 15m.

5.1.2. Tại xã Lạc An, Bắc Tân Uyên, Bình Dương:

Bảng 6: Vị trí đoạn sạt lở tại xã Lạc An, Bình Dương:

Vị trí đoạn sạt lỡ X Y

Đoạn sạt lỡ ( ấp 2) 0709896 1223396 Kết quả các đợt khảo sát tháng cho thấy:

- Đoạn đường bờ dài khoảng 20m phía sau truờng tiểu học Tân An và đoạn đường bờ dài 150m phía sau nhà ông Nguyễn Văn Dừa (số 295 Tỉnh lộ 768 thuộc ấp 2) xã Lạc An đã bị sạt lở trong mùa nước lớn của năm 2012 (tháng 11). Đây là một trong những đoạn bị sạt lở mạnh của sông Đồng Nai trong mùa nước lớn của năm 2012.

5.1.3. Tại xã Thường Tân, Bắc Tân Uyên, Bình Dương:

Bảng 7: Vị trí đoạn sạt lở tại xã Thường Tân, Bắc Tân Uyên, Bình Dương:

Vị trí đoạn sạt lỡ X Y

ấp 1, xã Thường Tân 0703742 1219645 ấp 3, xã Thường Tân 0703824 1219571 ấp 4, xã Thường Tân 0703082 1219292

SVTH: Mai Thanh Điền Địa chất môi trường 41

Hình 5.1.3: Sạt lỡ bến bốc xếp tại xã Lạc An, Bắc Tân Uyên, Bình Dương

SVTH: Mai Thanh Điền Địa chất môi trường 42

Hình 5.1.6: Sạt lỡ bờ sông tại xã Thường Tân

Hình5.1.7: Sạt lỡ bờ sông tại xã Thường Tân

Kết quả các đợt khảo sát từ tháng 11 - 12/2012 cho thấy trên bờ sông Đồng Nai khu vực xã Thường Tân lại xuất hiện thêm 6 điểm sạt lở, trong đó có đoạn phía sau nhà ông Nguyễn Văn Dừa lại bị sạt lở nghiêm trọng, còn những đoạn khác tương đối ít hơn, nhưng nguy cơ sạt lở vẫn còn rất cao.

SVTH: Mai Thanh Điền Địa chất môi trường 43

5.2. Đoạn từ Thị trấn Uyên Hưng đến cuối cù lao Rùa ( Thạnh Phước ):

Đây là đoạn sông chuyển tiếp từ vùng đồi núi cao nguyên xuống vùng đồng bằng. So với đoạn trước thì ở đoạn này sông Đồng Nai có những thay đổi cơ bản như sau: Hướng sông thay đổi từ hướng Đông - Đông bắc sang hướng Nam - Đông Nam, lòng sông mở rộng và phân lạch trên nhiều đoạn.

Do sự thay đổi của tính chất sông cũng như những thay đổi về các điều kiện địa hình, địa chất nên đoạn sông có những diễn biến phức tạp hơn đoạn sông trước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dựa vào những đặc điểm, có thể chia đoạn sông thành 2 phân đoạn chính: Đoạn 1 từ Uyên Hưng đến cuối cù lao Rùa.

Hình 5.2: Các vị trí xói, bồi và hiện trạng các công trình bảo vệ bờ

trên sôngĐồng Nai .

5.2.1. Đoạn từ Thị trấn Uyên Hưng đến cuối cù lao Rùa ( Thạnh Phước ):

- Đoạn này có chiều dài khoảng 30km và sông Đồng Nai có 2 lần phân lạch: + Lần phân lạch thứ nhất được bắt đầu từ thị trấn Uyên Hưng, sông Đồng Nai chia làm hai nhánh, nhánh lớn chảy theo hướng Tây – Đông, còn nhánh nhỏ chảy theo hướng gần nhánh Bắc – Nam. Lần phân lạch này hình thành nên một cù lao lớn nhất của sông Đồng Nai bao gồm 4 ấp của xã Bạch Đằng với dân số khoảng hơn 400 người.

Theo nhiều tài liệu thống kê thì cù lao này được hình thành đã rất lâu, nhưng không rõ thời gian. Đất trên cù lao phần lớn là đất rất chắc, cho nên hiện tượng xói lở bờ hầu như ít xảy ra. Tuy nhiên bờ nhánh trái của cù lao có một số đoạn ngắn cũng bị sạt lở nhất là vào các tháng mùa lũ khi hồ Trị An xả lũ, còn bờ

SVTH: Mai Thanh Điền Địa chất môi trường 44 nhánh phải sông Đồng Nai thì dòng chảy rất yếu, ngay cả trong mùa lũ nên hầu như không có một đoạn nào bị sạt lở.

+ Lần phân lạch thứ hai: Hai nhánh phải và trái của sông Đồng Nai hai bên cù lao xã Bạch Đằng nhập lưu lại tại đầu ấp 1 xã Thạnh Phước, TX. Tân Uyên, sau đó lại bắt đầu tách thành hai dòng, một dòng chính tương đối thẳng chảy theo hướng từ Tây sang Đông, còn dòng phụ với nhiều đoạn sông cong thì đổi nhiều hướng khác nhau. Hai dòng này tạo nên cù lao Rùa với hình thể uốn lượn theo dòng sông.

5.2.2. Khu vực cù lao Rùa:

- Cù lao Rùa là một trong hai cù lao lớn nhất trên sông Đồng Nai, thuộc địa phận phường Thạnh Phước, TX.Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Cù lao Rùa có địa hình uốn lượn theo lòng sông Đồng Nai, vì vậy đường bờ có nhiều đoạn cong rất gấp khúc và đó là một trong những nguyên nhân gây nên sạt lở bờ. Cù lao Rùa gồm hai ấp 3 và ấp 4, xã Thạnh Phước, hiện tại dân số sinh sống trên cù lao vào khoảng hơn 600 người.

- Cũng như một số đoạn khác trên sông Đồng Nai, trong một số năm vừa qua, nạn khai thác cát trái phép đã làm mất đi một khối lượng cát lòng sông khá lớn và có một số đoạn cát được khai thác sát bờ làm cho bờ cù lao Rùa luôn biến động và thường xuyên bị sạt lở.

- Đoạn đường bờ cách đuôi cù lao khoảng 500m về phía thượng lưu có chiều dài sạt lở khoảng 300m, có nơi lấn sâu vào bờ khoảng 8m, làm cho một số ruộng lúa, hoa mầu và cả vườn cây ăn trái bị nhấn chìm xuống sông. Những vụ sạt lở đất liên tiếp từ tháng 3 đến tháng 7/2004 đã làm mất khoảng hơn 4ha đất canh tác của người dân.

- Đoạn đường bờ đuôi cù lao (đối diện với Phường Thạnh Phước, TX. Tân Uyên, Bình Dương) bị sạt lở khoảng 350m và tốc độ sạt lở đoạn này là rất mạnh. Nguyên nhân là do nhánh sông Đồng Nai này có chiều rộng khá hẹp (khoảng từ 150m – 180m), nhưng ghe thuyền, kể cả xà lan qua lại đoạn này rất nhiều.

- Ngoài ra, dòng chảy trên đoạn sông này cũng khá mạnh nhất là khi hồ Trị An xả lũ và việc khai thác cát lén lút vẫn thường hay tiếp diễn trên đoạn sông này. Mãi đến tháng 7/2004 các cấp chính quyền tỉnh Bình Dương mới cấm ghe, thuyền, xà lan khai thác cát trong đoạn sông này, nhưng do lượng cát bị khái thác khá lớn nên đường bờ vẫn còn tiếp tục bị sạt lỡ.

SVTH: Mai Thanh Điền Địa chất môi trường 45

Hình 5.3 : Đoạn sạt lở cách đuôi cù lao Rùa 500m về thượng lưu

Đoạn lỡ nhánh bờ phải Cù Lao Rùa Đoạn lỡ nhánh bờ trái Cù Lao Rùa

 Đoạn đường bờ trên cù lao ngay khúc sông cong thuộc ấp 3, xã Thạnh Phước (đối diện với đồi đất thuộc ấp 1, phường Thạnh Phước) có chiều dài khoảng 300m bị sạt lở với tốc độ trung bình hàng năm là từ 2m – 3m.  Do bờ liên tục bị sạt lở nên phần đầu cù lao Rùa thuộc ấp 3 đang có nguy

cơ bị chia cắt làm hai phần vì hiện nay chiều rộng cù lao đoạn này chỉ còn vào 60m và chưa có một công trình nào bảo vệ.

 Kết quả các đợt điều tra, khảo sát cuối tháng 3/2005 cho thấy, đoạn đường bờ các khu vực bị sạt lở trên cù lao Rùa vào năm 2004 vẫn tiếp tục bị sạt

SVTH: Mai Thanh Điền Địa chất môi trường 46 lở, mặc dù người dân đã đóng các loại cừ tràm hay bằng thân cây dừa để giữ đất, nhà cửa của họ, nhưng đó cũng chỉ là biện pháp tạm thời do chưa có một qui hoạch nào để bảo vệ bờ cù lao.

 Các đoạn đường bờ từ đầu đến nửa thân cù lao tuy có bị sạt lở, nhưng rất ít, hầu như không đáng kể, nhưng từ cách đuôi cù lao khoảng 800m về phía thượng lưu đường bờ đã bắt đầu bị sạt lở với tốc độ mạnh hơn, đặc biệt đoạn đường bờ hai bên đuôi cù lao có chiều dài khoảng 200m bị sạt lở mạnh, nhất là vào mùa mưa.

 Theo nhiều người dân sinh sống trên cù lao thì mặc dù chính quyền địa phương đã nghiêm cấm các hoạt động khai thác cát, sạn trên dòng sông nhưng vào ban đêm hoặc vào các đêm tối mưa, một số các ghe thuyền loại nhỏ vẫn còn lén lút khai thác cát, sạn trên cả hai đoạn sông Đồng Nai, quanh cù lao Rùa cho nên bờ cù lao Rùa vẫn tiếp tục bị sạt lở.

 Theo chính quyền địa phương phuờng Bửu Long và những người dân sinh sống trong khu vực này thì nguyên nhân gây sạt lở đoạn này là do bắt đầu từ những tháng cuối năm 2004, nhà máy xi măng Bình Dương (thuộc huyện Tân Uyên) mở rộng dây chuyền sản xuất tăng công suất lên gấp 1,5

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trượt lỡ ven sông đồng nai tại huyện bắc tân uyên và thị xã tân uyên từ đó đề ra các giải pháp khắc phục (Trang 36 - 54)