Chế độ thuỷ triều của sôngĐồng Nai:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trượt lỡ ven sông đồng nai tại huyện bắc tân uyên và thị xã tân uyên từ đó đề ra các giải pháp khắc phục (Trang 28 - 29)

- Thủy triều là yếu tố quan trọng về mặt thủy động lực biển, đồng thời cũng là yếu tố có ảnh hưởng đến các điều kiện tự nhiên của các dải đất ven biển và cửa sông.

- Mực nước triều thường khá cao, đôi khi cao hơn cả các đồng bằng ven biển và dọc theo sông, vì thế dễ bị nhiễm mặn đất và nước sông, chế độ thủy văn vùng sông ảnh hưởng triều rất phức tạp, bởi mỗi giọt nước ở đây luôn chịu sự chi phối ở các mức độ khác nhau bởi:

+ Chế độ dòng chảy tự nhiên ở thượng lưu, chế độ thủy triều biển Đông, và cách khai thác của con người có liên quan đến nguồn nước ở thượng và hạ lưu. Việc nghiên cứu chế độ triều mặn ở vùng sông ảnh hưởng triều có một ý nghĩa quan trọng.

a) Chế độ nước triều:

- Thủy triều truyền vào sông theo hai dạng: dạng dòng và dạng sóng

+ Dòng triều truyền vào sông bằng dòng chảy ngược với vận tốc khá cao có khi tới 1,5 m/s. Từ cửa sông đến điểm xa nhất mà dòng triều còn duy trì được gọi là

lăng trụ triều.

+ Sóng triều truyền vào sông theo cơ chế lan truyền sóng. So với dòng triều song triều ảnh hưởng trên sông cao hơn nhiều. Thông thường khi nói đến ảnh hưởng thủy triều là người ta chỉ xét đến ảnh hưởng của sóng triều, vùng ảnh hưởng triều là vùng ảnh hưởng sóng triều.

- Từ cửa sông Đồng Nai ngược tới chân thác Trị An dài khoảng 149 km, nước sông hoàn toàn bị chế độ bán nhật triều không đều biển Đông chi phối, số ngày bán nhật triều chiếm ưu thế, ngày có hai lần nước lên và hai lần nước xuống tươngứng với hai đỉnh triều cao và hai chân triều thấp, số ngày nhật triều hiếm, thườngthấy trong thời kỳ nước cường.

- Thủy triều truyền vào trong sông bị biến dạng cả về biên độ và chu kỳ bước sóng, làm ảnh hưởng tới các đặc trưng mực nước triều như: Hmax, Hmin và Hbq. Càng vào sâu biến đổi càng giảm nhanh, ở BiênHòa và đến Hiếu Liêm cách cửa biển 144 km biên độ triều vẫn còn từ 0,9 - 1,2 m,độ dốc lòng sông nhỏ, các điều kiện về lòng dẫn thích hợp là những yếu tố thuận lợi cho triều tiến sâu vào nội địa.

SVTH: Mai Thanh Điền Địa chất môi trường 29

Bảng 1: Biên độ triều tại các trạm đo trên sông Đồng Nai ( Tại TX.Tân Uyên và huyện Bắc tân uyên) năm 2012

ĐỊA ĐIỂM CỬA BIỂN THƯỜNG TÂN TÂN ĐỊNH HIẾU LIÊM

Khoảng cách (Km) 00 95 130 144 Biên độ triều (km) 3,0 – 3,50 2,30 – 2,80 2,0 – 2,50 0,9 – 1,2 - Về mùa lũ nước sông được bổ sung bởi một nguồn nước lớn từ thượng lưu sông Đồng Nai và sông Bé đưa về, nhưng quá trình mực nước triều trong sông vẫn thể hiện rõ chế độ bán nhật triều, hàng ngày vẫn có hai lần nước lên và hai lần nước xuống nhưng biên độ triều đã giảm đi đáng kể, quá trình này có xu thế mờ nhạt khi có lũ lớn ở thượng lưu đưa về, dạng triều chỉ còn một đỉnh một chân hoặc hai chân một đỉnh và ngược lại, chênh lệch giữa đỉnh triều cao nhất và chân triều thấp nhất trong ngày chỉ còn 0,30 - 0,40 m ở Bắc Tân Uyên, từ 0,20 - 0,30 m ở Tân Uyên quá trình mực nước triều tháng VIII và IX - 1978 (năm có lũ lớn), Sự chênh lệch mực nước này tạo ra dòng thấm gây mất ổn định bờ.

- Khi thủy triều vào sông, năng lượng sóng triều giảm do ma sát với lòng sông và bờ sông. Mùa kiệt tốc độ truyền triều C = 25 – 28km/h tương ứng ta có chiều dài của sóng bán nhật triều λ = C×T = (25 – 28) ×12.83 = (320 – 360)km. Tốc độ dòng chảy chịu ảnh hưởng của thủy triều vào mùa kiệt: v = 0.75 – 1.0km/h.

=> Tóm lại, điều kiện thủy văn của sông cũng là một trong những điều quan trọng góp phần phát sinh và trượt lỡ bờ sông.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trượt lỡ ven sông đồng nai tại huyện bắc tân uyên và thị xã tân uyên từ đó đề ra các giải pháp khắc phục (Trang 28 - 29)