Đây là đoạn sông chuyển tiếp từ vùng đồi núi cao nguyên xuống vùng đồng bằng. So với đoạn trước thì ở đoạn này sông Đồng Nai có những thay đổi cơ bản như sau: Hướng sông thay đổi từ hướng Đông - Đông bắc sang hướng Nam - Đông Nam, lòng sông mở rộng và phân lạch trên nhiều đoạn.
Do sự thay đổi của tính chất sông cũng như những thay đổi về các điều kiện địa hình, địa chất nên đoạn sông có những diễn biến phức tạp hơn đoạn sông trước.
Dựa vào những đặc điểm, có thể chia đoạn sông thành 2 phân đoạn chính: Đoạn 1 từ Uyên Hưng đến cuối cù lao Rùa.
Hình 5.2: Các vị trí xói, bồi và hiện trạng các công trình bảo vệ bờ
trên sôngĐồng Nai .
5.2.1. Đoạn từ Thị trấn Uyên Hưng đến cuối cù lao Rùa ( Thạnh Phước ):
- Đoạn này có chiều dài khoảng 30km và sông Đồng Nai có 2 lần phân lạch: + Lần phân lạch thứ nhất được bắt đầu từ thị trấn Uyên Hưng, sông Đồng Nai chia làm hai nhánh, nhánh lớn chảy theo hướng Tây – Đông, còn nhánh nhỏ chảy theo hướng gần nhánh Bắc – Nam. Lần phân lạch này hình thành nên một cù lao lớn nhất của sông Đồng Nai bao gồm 4 ấp của xã Bạch Đằng với dân số khoảng hơn 400 người.
Theo nhiều tài liệu thống kê thì cù lao này được hình thành đã rất lâu, nhưng không rõ thời gian. Đất trên cù lao phần lớn là đất rất chắc, cho nên hiện tượng xói lở bờ hầu như ít xảy ra. Tuy nhiên bờ nhánh trái của cù lao có một số đoạn ngắn cũng bị sạt lở nhất là vào các tháng mùa lũ khi hồ Trị An xả lũ, còn bờ
SVTH: Mai Thanh Điền Địa chất môi trường 44 nhánh phải sông Đồng Nai thì dòng chảy rất yếu, ngay cả trong mùa lũ nên hầu như không có một đoạn nào bị sạt lở.
+ Lần phân lạch thứ hai: Hai nhánh phải và trái của sông Đồng Nai hai bên cù lao xã Bạch Đằng nhập lưu lại tại đầu ấp 1 xã Thạnh Phước, TX. Tân Uyên, sau đó lại bắt đầu tách thành hai dòng, một dòng chính tương đối thẳng chảy theo hướng từ Tây sang Đông, còn dòng phụ với nhiều đoạn sông cong thì đổi nhiều hướng khác nhau. Hai dòng này tạo nên cù lao Rùa với hình thể uốn lượn theo dòng sông.