Khái niệm về mạng tế bào

Một phần của tài liệu bài giảng mạng truyền thông và di động full (Trang 64 - 66)

Mạng di động ban đầu dựa trên trạm thu phát đặt cao với công suất lớn phủ một vùng với diện tích rộng (bán kính phủ sóng 60-80km). Không sử dụng lại tần số. Dung lượng bị hạn chế (năm 1970 ở New York chỉ có 12/10 triệu dân có thể thực hiện đồng thời). Các thiết bị di động cầm tay có kích thước lớn. Năm 1970 đã thay thế các trạm thu phát công suất lớn bằng các trạm thu phát với công suất bé phủ một vùng diện tích vừa đủ để có thể sử dụng lại phổ tần được gọi là mạng tế bào.

“Tế bào - Cell” là thực hiện chia vùng phục vụ mặt đất thành những vùng nhỏ, mỗi cell sẽ có một anten phát có chiều cao thích hợp và công suất thấp. Cell là vùng phủ sóng của một trạm thu phát (BTS) thể hiện là hình lục giác.

Hình 2.26. Cell- Tế Bào

Cell được thể hiện bằng một cặp số nguyên (i,j). Trong đó i là số cell khi di chuyển vuông góc với một cạnh của lục giác, j là số cell khi đổi hướng 60 độ ngược chiều kim đồng hồ(như hình dưới). Giả thiết khoảng cách giữa tâm 2 cell kề nhau được chuẩn hoá bằng 1.

Trong mỗi Cell có một trạm gốc (BTS – Base Station) có chức năng kết nối vô tuyến với các thuê bao (trạm di động –MS- Mobile Station). Mạng tế bào sử dụng nhiều tần số sóng mang. Các Cell kề nhau sẽ sử dụng các tần số khác nhau. Trong thực tế đường kính Cell biến đổi từ 100m đến 35km phụ thuộc vào mật độ thuê bao, địa hình và công suất thu phát của trạm gốc. Khi một thuê bao di chuyển từ Cell này sang Cell khác, trạm gốc ở Cell mới sẽ tiếp quản thuê bao này từ trạm gốc cũ ở Cell cũ.

Một phần của tài liệu bài giảng mạng truyền thông và di động full (Trang 64 - 66)