6.3.1. Định tuyến tam giác
Một khuyết điểm của IP di động là khi bạn đang ở mạng khách thì thơng tin trước khi gửi
đến MN phải gửi thông qua HA, rồi từ HA lại chuyển tiếp đến MN. Riêng MN thì vì biết rõ địa
chỉ của CN, nên nó có thể hoặc gửi trực tiếp đến CN hoặc gửi thông qua HA. Nếu thông tin cứ truyền qua HA, thì rõ ràng thời gian trễ sẽ lớn và q trình định tuyến như thế là khơng hiệu quả. Xem hình minh họa dưới đây.
Hình 6.16. Sơ đồ định tuyến tam giác
Vấn đề này còn gọi là “định tuyến tam giác”. Giải pháp: đối với những gói tin ban đầu, ngay khi MS thực hiện MIP registration với HA, thì nó sẽ được chuyển đến HA. Sau đó, MN sẽ gửi một “binding update” tới thẳng CN. “Binding” ở đây nghĩa là một ánh xạ liên kết từ địa chỉ
thường trú của MN với địa chỉ CoA. CN sẽ duy trì cái binding này, mỗi một truy nhập (entry) sẽ
có một thời gian sống nhất định. Nếu entry vẫn cịn hợp lệ thì CN sẽ gửi gói tin trực tiếp đến MN và MN cũng sẽ gửi trực tiếp đến CN. Nếu entry bị expired (hết hạn) thì lúc đó CN sẽ gửi đến
HA, rồi từ HA sẽ chuyển đến MS như bình thường. Và lúc đó MS sẽ phải gửi lại binding update.
6.3.2. Forwarding
Khi một MN di chuyển từ một mạng tạm trú này sang một mạng tạm trú khác, tức sẽ chuyển từ FA-old (oFA) sang một FA-new (nFA). Trong lúc chuyển từ oFA sang nFA, gói tin sẽ vẫn tiếp tục được chuyển đến oFA. Để giảm số gói bị mất do vấn đề này, oFA sẽ chuyển gói tin nó nhận được đến nFA. Đấy chính là một cải tiến được gọi là forwarding.
Hình 6.17. Chuyển tiếp forwarding
Để làm được điều đó, một khi MN kết nối xong với nFA, nó sẽ gửi địa chỉ mới của nó
đến oFA, và oFA sẽ chuyển thông tin đến cho nó. Hoặc trước khi di chuyển, nó có thể báo với oFA địa chỉ mới mà nó đến, rồi từ đó, oFA sẽ forward gói tin đến nFA. Các gói tin này sẽ được
chuyển đến MN một khi MN kết thúc kết nối với nFA.