Đánh giá về Mobile Ipv4, Mobile Ipv6

Một phần của tài liệu bài giảng mạng truyền thông và di động full (Trang 169 - 172)

6.7.1. Mobile Ipv4

Ưu điểm:

- Mobile Ipv4 đề xuất một phương pháp hỗ trợ di động tương đối hiệu quả cho giao thức nền

- Việc triển khai Mobile Ipv4 khơng cần các thiết bị mạng có tính năng đặc biệt, các tác tử có thể

được tích hợp vào các router hoặc chỉ đơn thuần là các node bất kỳ trong mạng.

- Việc triển khai Mobile Ipv4 không làm ảnh hưởng đến việc lưu thông trên mạng, các node có hay khơn hỗ trợ di động vẫn hoạt động trao đổi dữ liệu bình thường.

- Các chức năng của các tầng trên không bị ảnh hưởng.

Nhược điểm:

Trong quá trình triển khai giao thức Mobile IP có những vấn đề làm giảm hiệu năng hệ thống, đó có thể coi là nhược điểm của giao thức.

- Hiện tượng “Triangular Routing”: trong Mobile Ipv4 mọi gói tin từ CN gửi đến MN đều phải qua trung gian là HA thay vì đến trực tiếp MN, đó là hiện tượng Triangular Routing. Hiện tượng này làm giảm hiệu năng hệ thống. Trong giao thức có đề xuất một giải pháp tối ưu hóa đường đi (Route Optimization) cho phép HA cung cấp thơng tin về MN cho CN, để CN có thể trực tiếp

liên hệ với MN, tuy nhiên giải pháp này gặp khó khăn trong việc cập nhật địa chỉ cho CN. - Hiện tượng cần thiết lập đường hầm ngược: khi triển khai Mobile Ipv4 tồn tại các firewall, MN sử dụng địa chỉ Haddr của mình như là địa chỉ nguồn của các gói tin mà nó sẽ gửi, nhưng firewall lại khôn cho phép các gói tin có địa chỉ mạng khơng giống như địa chỉ mạng mà nó đang bảo vệ, vì vậy các gói tin của MN có thể sẽ khơng được phép qua firewall. Để tránh giải pháp

này, cơ chếthiết lập đường hầm ngược được sử dụng. Khi đó một đường hầm sẽ được thiết lập

với 2 đầu đường hầm là: vị trí ứng với CoA và HA. Giải pháp này vơ hình dung đã làm giảm

hiệu năng của hệ thống.

- Vấn đề với NAT: NAT (Network Address Translators) được sử dụng trong mạng để phục vụ

các địa chỉ IP public cho các máy trạm có trong mạng khi có nhu cầu truy nhập Internet ( với địa

chỉ IP cục bộ của mình, các trạm này không thể trực tiếp kết nối với Internet), số lượng địa chỉ

này có giới hạn nên có thể nhiều trạm chia sẻ một địa chỉ IP và vì vậy cần được phân biệt thơn qua số hiệu cổng. Điều này nảy sinh vấn đề khi Mobile Ipv4 được triển khai, khi HA hoặc CN tạo ra gói tin đường hầm kiểu IP-in-IP và gửi đến CoA của MN, nhưng do sự giới hạn của số

lượng CoA nên nhiều MN chia sẻ một CoA. Khi gói tin đến NAT tại mạng khách, gói tin sẽ cần

phải gửi đến đúng MN nhưng lại khơng có số hiệu cổng vì vậy khơng thể gửi đến đúng MN. Giải pháp cho vấn đề này là bao gói IP-in-UDP, để UDP header có thể cung cấp số hiệu cổng phục vụ cho triển khai NAT.

- Vấn đề thiếu địa chỉ: trong Mobile Ipv4 dù đã sử dụng địa chỉ CoA, nhưng MN vẫn cần có

Haddr vì vậy dẫn đến khả năng khơng đủ địa chỉ IP cung cấp cho MN tại mạng nhà. Giải pháp đưa ra là sử dụng cơ chế cấp phát địa chỉ IP động thông qua giao thức DHCP.

- Vấn đề với FA: việc cần phải cài đặt FA trong mạng khách có thể là chướng ngại lớn nhất đối với việc triển khai Mobile Ipv4. Thêm FA tức là cần phải có một thành phần mạng có chức năng chuyên biệt điều này sẽ làm các nhà quản lý mạng cân nhắc trước khi triển khai. Nếu MN chuyển đến một mạng khác khơng có FA, coi như MN sẽ mất kết nối với mạng. Vấn đề an tồn bảo mật sẽ được thực hiện khó khăn hơn vì HA cần phải kiểm tra độ tin cậy của FA. Triển khai

FA nghĩa là vi phạm một điểm trong nguyên tắc thiết kế end-to-end của mạng do có một trạm trung gian sửa đổi thơng tin trong gói tin.

6.7.2. Mobile Ipv6

Mobile Ipv6 được dựa vào hỗ trợ quản lý di động trong giao thức Ipv6, đã giải quyết được nhiều

vấn đề trước đây là nhược điểm của Mobile Ipv4 như :

- Chỉ có duy nhất địa chỉ CCoA được sử dụng, vì số lượng địa chỉ IP mà Ipv6 cung cấp là tương

đối lớn với 128 bit địa chỉ.

- Trong Mobile Ipv6 khơng cần có sự xuất hiện của FA vì các đặc điểm mởi rộng của Ipv6 như Neighbour Discovery, Address Auto-configuration, và bất kỳ router nào cũng có khả năng gửi

các bản tin router advertisement.

- Tối ưu hóa đường đi (router optimization) được coi như thành phần cơ bản trong Mobile Ipv6. - Khơng cần có cơ chế tạo đường hầm ngược, địa chỉ của MN được lưu trong gói tin thơng qua lựa chọn đích Home Address. Điều này cho phép MN sử dụng CoA của nó như là địa chỉ nguồn trong IP Header của gói tin gửi đi, do đó, gói tin sẽ khơng gặp vấn đề gì trở ngại với firewall. - Các gói tin khơng cần được bao gói, vì CoA của MN được lưu trong Routing Header của gói tin gốc. Khơng cần phân biệt các gói tin điều khiển một cách riêng rẽ, bởi vì tùy chọn đích cho

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nicopolitidis, P. et al. Wireless Networks. England: John Wiley & Sons Inc. ISBN 0470845295 2003.

[2]. Madhuri Kulkarni. 4G Wireless and International Mobile Telecommunication (IMT) Advanced. ITU Document.

[3]. IEEE Std 802.11™. IEEE Standard for Information technology Telecomm- unications and information exchange between systems-Local and metropolitan area networks-Specific requirements. New York: The Institute of Electrical and Electronics

Engineers, Inc. ISBN 0-7381-5656-6. 2007.

[4]. Theodore S. Rappaport. Wireless Communications Principles and Practice.

Prentice Hall. ISBN10: 0-13-042232-0

[5]. S.L. Maskara & Sangeeta Mittal. Spread Spectrum Concepts, Theory, Techniques and Applications. Jaypee Institute of Information Technology University

A-10,Sector-62, NOIDA-201307 UP, India

[6]. Alex W. Lam, Sawasd Tantaratana, Roman Zaputowycz. Theory and Applications of Spread Spectrum Systems. New York: The Institute of Electrical and

Electronics Engineers, Inc. ISBN 0780303741, 9780780303744

[7]. TS. Nguyễn Tiến Ban. Giáo trình Kỹ thuật viễn thơng. Học viện Cơng nghệ Bưu chính viễn thơng. Hà Nội. 2007.

[8]. TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng. Giáo trình Lý thuyết trải phổ và đa truy cập vơ tuyến. Học viện Cơng nghệ Bưu chính viễn thơng. Hà Nội. 2007.

[9]. TS. Đỗ Đình Cường. Giáo trình Mạng máy tính. Đại học Cơng nghệ thơng tin và Truyền thông. Thái Nguyên. 2008.

[10]. TS. Lê Tuấn Anh. Giáo trình Kỹ thuật truyền tin. Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Thái Nguyên 2008.

Một phần của tài liệu bài giảng mạng truyền thông và di động full (Trang 169 - 172)