6.4.1. GPRS
- Mặc dù GPRS có khả năng hỗ trợ sử dụng nhiều giao thức lớp mạng khác nhau (IP, X.25,…) việc sử dụng giao thức IP lại tỏ ra vượt trội hơn cả. Xu hướng hiện nay là các mạng đều hỗ trợ giao thức IP.
- Việc lựa chọn giao thức IP cho mạng vơ tuyến cũng có nhiều lý do khác nhau :
+ Thứ nhất, việc xây dựng các mạng trên cơ sở IP giúp các ứng dụng được viết cho mạng hữu
tuyến có thể hoạt động được trên mạng vô tuyến.
+ Thứ hai, giảm chi phí nhờ việc tích hợp và quản lý tập trung các mạng hữu tuyến và vô tuyến. + Thứ ba, những cải tiến trên công nghệ IP, như chất lượng dịch vụ (QoS)… có thể được áp
dụng trực tiếp trên mạng vơ tuyến.
- Ngồi ra, việc hướng tới một mạng IP cho phép phát triển và đưa ra các dịch vụ theo yêu cầu rất dễ dàng, cho phép các dịch vụ có mặt ở mọi nơi, bất kể sự khác biệt hay các trở ngại về kỹ thuật trên hạ tầng mạng.
Hình 6.18. GPRS
- Người dùng có thể thực hiện các kết nối IP từ bất kỳ mạng truy nhập nào, bao gồm cả GPRS. Nói cách khác khơng có sự khác biệt nào giữa việc sử dụng mạng Ethernet, WLAN, hay GPRS… khi truy nhập Internet và người dùng có thể di chuyển từ hệ thống này sang hệ thống khác mà vẫn duy trì được các kết nối bên trên lớp IP. Đây cũng chính là điều mà Mobile IP có
thể làm được trên GPRS.
- Hai bước cần phải thực hiện để phát triển hệ thống GPRS theo hướng hỗ trợ Mobile IP : Trong
bước đầu tiên chỉ cần thực hiện một số thay đổi nhỏ là có thể cho phép người dùng di chuyển
giữa các mạng GPRS hỗ trợ Mobile IP. Bước tiếp theo là tối ưu hoá đường đi, giúp cho việc trao
đổi thông tin hiệu quả hơn.
6.4.2. Fourth Generation (4G) :
- Từ sau sự ra đời của MIPv4, có rất nhiều nghiên cứu nhằm giảm thời gian từ lúc dị chuyển đến lúc HA nhận được thông tin CoA của MN (delay). Cùng với sự ra đời của IPv6, MIPv6 cũng đã
được đề nghị. Hiện tại Mobile IP vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện. Mobile IP
hứa hẹn là một giải pháp cho chuyển giao mạng trong thế hệ mạng thứ 4 (heterogeneous networks).
Hình 6.19. Cơ sở hạ tầng cần thiết trong mạng 4G