Các yếu tố ảnh hưởng tới mạng không dây

Một phần của tài liệu bài giảng mạng truyền thông và di động full (Trang 61 - 64)

2.6.1. Hiện tượng đa đường (Multipath)

Fading nhiều tia hay còn gọi là hiệu ứng đa đường là hiện tượng xảy ra khi tín hiệu từ cùng một nguồn phát được truyền đến nguồn thu theo nhiều đường khác nhau do một phần năng lượng sóng bị phản xạ vào chướng ngại vật trên đường đi. Các tia tín hiệu này lệch pha với nhau và gây ra hiện tượng tăng mức năng lượng hoặc giảm mức năng lượng bên thu.

s(t) = Acos(2πfct + π) bit 1 Acos(2πfct) bit 0 s(t) = Acos(2πfct + 450) bit 11 Acos(2πfct +1350) bit 10 Acos(2πfct +2250) bit 00

Fadinh lựa chọn tần số xảy ra do hiện tượng máy thu xử lí khác nhau đối với các tần số khác nhau trong một miền tần số. Đặc trưng của fading chọn lọc tần số là cường độ tín hiệu ở một vài tần số thì được tăng cường trong khi ở một số khác thì bị suy giảm. Delay spread là khoảng thời gian giữa tín hiệu được truyền đến nơi thu đầu tiên và cuối cùng. Trong hệ thống số, delay spread gây ra hiện tượng nhiễu xuyên kí tự (ISI). Tín hiệu truyền trước đó có thể chồng lên tín hiệu đến tiếp sau, gây ra các lỗi rất nghiêm trọng, sử dụng TDMA. Khi tốc độ truyền tăng, thời gian giữa các bit nhận được bị thu ngắn lại và xác suất xảy ra giao thoa xuyên ký tự tăng lên, vì vậy hiện tượng đa đường làm hạn chế tốc độ truyền tối đa, và đặt ra cho nó một giới hạn trên.Thơng thường, để xử lí hiện tượng đa đường, tức là giảm thiểu delay spread, người ta phải giảm tốc độ truyền, điều này dẫn tới sự ra đời của OFDM.

Hình 2.22. Hiệu ứng đa đường

2.6.2. Hiệu ứng Doppler

Doppler Shift (Sự dịch chuyển Doppler): xuất hiện do tần số và bước sóng của các sóng bị thay đổi khi nguồn phát sóng chuyển động tương đối với người quan sát. Bản chất của hiện tượng này là phổ của tín hiệu thu được bị xê lệch đi so với tần số trung tâm một khoảng gọi là tần số Doppler.

 Do sự di động của trạm

 Trong hình bên cạnh, nguồn sóng di chuyển sang trái. Tần số bên trái cao hơn và bên phải thấp hơn

Hình 2.23. Hiệu ứng Doppler Shift

2.6.3. Suy hao trên đường truyền - Free space path loss

Mô tả sự suy giảm cơng suất trung bình của tín hiệu khi truyền từ máy phát đến máy thu. Sự giảm công suất do hiện tượng che chắn và suy hao có thể khác phục bằng các phương pháp điều khiển công suất.

2.6.4. Hiện tượng phản xạ, tán xạ và nhiễu xạ

Tín hiệu RF truyền qua kênh truyền vơ tuyến sẽ lan tỏa trong không gian, va chạm vào các vật cản phân tán rải rác trên đường truyền như xe cộ, nhà cửa, công viên, sông, núi, biển … gây ra các hiện tượng sau đây:

• Phản xạ (reflection): khi sóng đập vào các bề mặt bằng phẳng.

• Tán xạ (scaterring): khi sóng đập vào các vật có bề mặt không bằng phẳng và các vật này có chiều dài so sánh được với chiều dài bước sóng.

• Nhiễu xạ (diffraction): khi sóng va chạm với các vật có kích thước lớn hơn nhiều chiều dài bước sóng.

Hình 2.25. Hiện tượng phản xạ (a), tán xạ (b) và nhiễu xạ (c)

Một phần của tài liệu bài giảng mạng truyền thông và di động full (Trang 61 - 64)