Những hạn chế

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động đào tạo ở cung văn hóa - thể thao thanh niên thành phố hải phòng (Trang 60 - 100)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.3. Những hạn chế

Đội ngũ lãnh đạo các khoa, phòng tuy đã đƣợc kiện toàn nhƣng vẫn thiếu 01 trƣởng khoa và các phó khoa phòng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 51 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một số cán bộ công nhân viên còn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu. Ý thức trách nhiệm, tinh thần đoàn kết phối hợp ở một số CBCNV cần nâng cao.

Công tác chỉ đạo, kiểm tra chƣa đƣợc sâu sát và thƣờng xuyên nên chất lƣợng công việc chƣa đạt hiệu quả cao nhất. Trong công tác quản lý các lớp hiệu quả chƣa cao, nhƣ học viên đã đăng ký nhƣng không mở đƣợc lớp đúng lịch... do không mời đƣợc giáo viên, hoặc do không đủ sĩ số…

Nguồn kinh phí hoạt động còn khó khăn do nguồn thu sự nghiệp chƣa ổn định và hạn hẹp.

2.3.4. Những vấn đề đặt ra

Hiểu rõ thực trạng, đánh giá đúng điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức đối với Cung VH -TTTN, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo cho cả giai đoạn và cho từng năm. từng mùa...

Trong công tác tổ chức, chỉ đạo cần bám sát vào đƣờng lối chủ trƣơng nhiệm vụ của đơn vị quản lý, của Cung VH -TTTN. Cần thƣờng xuyên theo dõi quá trình thực hiện, kịp thời điều chỉnh bổ sung khi có bất cập.

Tăng cƣờng các biện pháp quản lý hiệu quả hoạt động đào tạo. Bên cạnh đối, tiến hành đổi mới phƣơng thức, cách thức đào tào nhằm bắt kịp với xu thế phát triển của thời đại.

Ban giám đốc cần tăng cƣờng công tác kiểm tra đánh giá khách quan, công bằng, thúc đẩy động lực cho giáo viên, huấn luyện viên thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, cũng nhƣ các nhiệm vụ thi đấu khác. Đồng thời, chú ý tới công tác khen thƣởng, động viên kịp thời đối với những cá nhân, tập thể có thành tích cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 52 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Ở chƣơng này, nghiên cứu đã khái quát đặc điểm về địa lý, dân cƣ và tình hình phát triển kinh tế, xã hội của thành phố Hải Phòng, và tình hình đào tạo tại Cung VH - TTTN thành phố Hải Phòng. Trong công tác quản lý hoạt động đào tạo, Ban giám đốc Cung VH - TTTN đã thực hiện đƣợc: Xây dựng kế hoạch công tác năm về hoạt động đào tạo; Kiện toàn tổ chức hoạt động của bộ phân chức năng và các bộ môn; Xây dựng lịch trực, bố trí cán bộ tuyển sinh tại chỗ và tại các cơ sở đoàn...;Triển khai công tác tuyển sinh, phát tờ rơi giới thiệu, quảng bá về các lớp, CLB; Tham mƣu xây dựng kế hoạch tuyển sinh, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị...

Qua tổng hợp, phân tích và bình luận kết quả khảo sát cho thấy nhìn chung tình hình thực hiện quản lý hoạt động đào tạo của Cung VH - TTTN thực hiện ở mức độ khá tốt.

- Về thực trạng nhận thức về quản lý hoạt động đào tạo. Qua khảo sát cho thấy hầu hết cán bộ, giáo viên, và đội ngũ huấn luyện viên đều nhận thức rõ sự cần thiết của việc quản lý hoạt động đào tạo và tin tƣởng vào hiệu quả của quản lý hoạt động đào tạo.

- Về công tác lập kế hoạch đào tạo và triển khai kế hoạch, 100% số ngƣời đƣợc điều tra đều nhận thức rõ mức độ cần thiết phải lập kế hoạch đào tạo của Cung VH-TTTN ngày từ đầu năm.

- Về công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên, và về quản lý chƣơng trình đào tạo và loại hình đào tạo nhìn chung việc phát triển đội ngũ giáo viên chƣa đƣợc đánh giá cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 53 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Về quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên, đa số ngƣời đƣợc hỏi đều thực hiên tốt các biện pháp quản lý đổi mới PPDH của giáo viên đƣợc thực hiện ở mức độ tốt và trung bình.

- Các hoạt động khác nhƣ quản lý hoạt động học tập, đánh giá kết quả học tập, về công tác tuyển sinh, hợp tác và liên kết đào tạo, và công tác quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đều chƣa nhận đƣợc đánh giá cao từ đối tƣợng đƣợc điều tra.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 54 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3.

BIỆN PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TẠI CUNG VĂN HÓA THỂ THAO THANH NIÊN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 3.1. Các nguyên tác xác lập biện pháp quản lý

3.1.1. Đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp phải thể hiện và cụ thể hoá đƣờng lối, phƣơng châm đào tạo của Đảng và Nhà nƣớc, phù hợp với định chế về đào tạo của ngành và phù hợp tình hình và điều kiện thực tế của Cung trong quá trình quản lý. Tính thực tiễn đòi hỏi phải tìm các biện pháp quản lý phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực), môi trƣờng của Cung VH -TTTN, trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt các quy chế của Thành đoàn, Sở văn hóa, và các đơn vị cấp trên.

3.1.2. Nguyên tắc kế thừa và phát triển

Quản lý hoạt động đào tạo là một quá trình liên tục và có tính ổn định tƣơng đối. Vì vậy, một mặt, phải kế thừa các thành quả và các kinh nghiệm quản lý hoạt động đào tạo trƣớc đó; Mặt khác, ngƣời quản lý cần căn cứ yêu cầu mới, tình hình mới và các điều kiện thực tế để tìm kiếm các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo mới, từ quản lý nhận thức đến quản lý kế hoạch bài học, tổ chức các hoạt động giảng dạy, sử dụng khai thác cơ sở vật chất, thiết bị dạy học...

Bên cạnh đó, Ban giám đốc cũng cần lƣu ý việc tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình quản lý hoạt động đào tạo nhằm hạn chế những tồn tại, rủi ro trong quá trình triển khai kế hoạch quản lý hoạt động đào tạo tại Cung VH-TTTN thành phố Hải Phòng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 55 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.1.3. Đảm bảo tính khả thi

Yêu cầu này đòi hỏi các biện pháp đề xuất của Ban giám đốc có khả năng áp dụng, thuận lợi và áp dụng đạt hiệu quả thực tiễn trong hoạt động quản lý Cung VH-TTTN thành phố Hải Phòng.

Để đạt đƣợc điều này, khi xây dựng biện pháp phải bên cạnh yêu cầu đảm bảo cơ sở khoa học, còn phải xác định các cơ sở thực tiễn và trong quy trình quản lý cần xác định rõ các bƣớc tiến hành cụ thể, chính xác. Các biện pháp phải đƣợc kiểm chứng, khảo nghiệm một cách có căn cứ khách quan và phải đƣợc đa số ý kiến ghi nhận có khả năng thực hiện cao.

3.1.4. Đảm bảo tính đồng bộ

Để nâng cao chất lƣợng đào tạo toàn diện không chỉ áp dụng đơn thuần một biện pháp quản lý riêng lẻ, mà phải có nhiều biện pháp; Đồng thời, khi triển khai thực hiện cần phối kết hợp các biện pháp, bởi giữa các biện pháp có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ trong một hệ thống chỉnh thể các tác động tới nhiều mặt khác nhau của quá trình quản lý. Các biện pháp không đƣợc mâu thuẫn với nhau, không chồng chéo, mà hỗ trợ, tạo điều kiện cho nhau để tiến đến mục tiêu đào tạo hiệu quả hơn.

Các biện pháp đều phải xuất phát từ mục tiêu đào tạo của Cung VH - TTTN và xuất phát từ bản chất của quá trình quản lý của Ban giám đốc Cung VH -TTTN, trong đó tập trung vào việc lập kế hoạch, chỉ đạo hoạt động đào tạo của GV, hoạt động học của học viên, điều hành hoạt động đào tạo và các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động đào tạo tại Cung VH -TTTN. Các hoạt động này nhằm tạo ra kỷ cƣơng, nề nếp, phối hợp với các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài Cung VH - TTTN, tạo ra đƣợc môi trƣờng giáo dục lành mạnh, nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 56 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động đào tạo ở Cung Văn hóa - Thể thao Thanh niên thành phố Hải Phòng Thanh niên thành phố Hải Phòng

3.2.1. Đổi mới công tác lập kế hoạch đào tạo

3.2.1.1. Mục tiêu

Việc quản lý hoạt động đào tạo của Cung VH-TTTN chỉ có thể thực hiện thành công nếu nhƣ có một kế hoạch cụ thể, chính xác và chi tiết. Kế hoạch sẽ chỉ rõ mục tiêu của năm học, công việc phải thực hiện tại từng thời điểm... Chính vì vậy, việc tăng cƣờng chất lƣợng khâu lập kế hoạch hoạt động đào tạo phải là điều đầu tiên và rất cần thiết

Công tác lập kế hoạch đào tạo của Ban giám đốc cần có những thay đổi theo hƣớng dựa trên các cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý đào tạo, tránh sự tùy tiện chỉ dựa trên kinh nghiệm công tác hàng năm. Chỉ khi có các kế hoạch đào tạo của Cung, của các khoa, phòng và của các nhóm dạy, các giáo viên…đƣợc xây khoa học thì công tác đào tạo và quản lý đào tạo mới hiệu quả.

Mặt khác, biện pháp này nhằm tạo điều kiện giúp cho GV có tính chủ động, “quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm” trong kế hoạch dạy học của mình. Kế hoạch dạy học phải làm sao vừa đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu, chƣơng trình dạy học do Ban giám đốc Cung VH-TTTN quy định, vừa phù hợp với đối tƣợng học viên, đối tƣợng khách hàng của Cung VH- TTTN hƣớng đến.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Khi xây dựng Chương trình hoạt động hàng năm của Cung cần chú trọng nội dung kế hoạch đào tạo: Phân công bộ máy quản lý đào tạo, nhân sự; Kế hoạch tuyển sinh, Xây dựng chƣơng trình môn học; Bố trí các lớp học và giảng viên; Công tác chuẩn bị cơ sở vật chất - thiết bị… cần phân định rõ ràng công việc và lộ trình, ngƣời đảm nhiệm chính…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 57 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Giám đốc ủy quyền cho Phó giám đốc phụ trách đào tạo lập Kế hoạch đào tạo cho toàn bộ hoạt động đào tạo trong năm của Cung. Trong Kế hoạch đào tạo của Ban giám đốc cần cụ thể hóa và thể hiện rõ từng mục tiêu, biện pháp, nhân sự và thời gian thực hiện.

Tiếp theo, cần phải đƣợc cụ thể hóa trong kế hoạch hoạt động của từng Phòng, khoa và các tổ, nhóm chuyên môn theo từng thời gian, từng lộ trình.

Kế hoạch cần nêu rõ mục tiêu, nhiệm vụ, nôi dung, đồng thời cần vạch ra rõ chỉ tiêu phấn đấu cụ thể.

Ban giám đốc cần xây dựng bộ máy giám sát, kiểm tra đánh giá việc xây dựng kế hoạch cũng nhƣ thực hiện kế hoạch. Cần có báo cáo đánh giá cụ thể và chi tiết kết quả thực hiện kế hoạch. Trên cơ sở đó, báo cáo sẽ làm căn cứ giúp giám đốc có thể tăng cƣờng, hoặc điều chỉnh kế hoạch kịp thời.

- Quản lý thực hiện kế hoạch đào tạo, gồm các loại kế hoạch sau: + Kế hoạch phân công giảng dạy cho giáo viên.

+ Kế hoạch kiểm tra thực hiện chƣơng trình; kế hoạch kiểm tra chuyên đề, kiểm tra toàn diện GV; kế hoạch luyện tập; kế hoạch bồi dƣỡng nhƣng học viên có khả năng, năng khiếu để thi đấu chuyên nghiệp; kế hoạch tăng cƣờng trang thiết bị dạy học và luyện tập.

+ Kế hoạch dự phòng, bổ sung điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết (không làm thay đổi các mục tiêu chính, song phù hợp tình hình thực tế tại các thời điểm gặp vấn đề phát sinh).

b. Cách thức thực hiện

Trong quá trình xây dựng kế hoạch, cần đảm bảo quy trình một cách nghiêm ngặt, tránh tình trạng đánh giá hời hợt và đƣa ra các giải pháp thiếu thực tiễn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 58 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Sau khi xây dựng xong kế hoạch đổi mới PPDH cho năm học, cần có sự đánh giá, nhận xét góp ý của cán bộ, giáo viên nhà trƣờng, căn cứ vào những nhận xét góp ý đó, có thể điều chỉnh kế hoạch hợp lý. Sau khi nhận đƣợc sự thống nhất của đông đảo cán bộ, giáo viên thì kế hoạch cần đƣợc phổ biến rộng rãi trong đơn vị và thực hiện một cách nghiêm túc.

Xây dựng thời gian biểu, lộ trình thực hiện kế hoạch đổi mới PPDH và phải thực hiện một cách chính xác và nghiêm ngặt.

Tuy nhiên, trong quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo thì Ban giám đốc cần chú ý một số vấn đề nhƣ:

+ Phân loại lớp học, sắp xếp lớp học dựa vào độ tuổi, năng khiếu, khả năng của ngƣời học. Biên chế các lớp với quy mô hợp lý, đảm bảo cho việc dạy học và luyện tập có chất lƣợng.

+ Chỉ đạo giáo viên, huấn luyện viên chú trọng những kiến thức và kỹ năng thực tế... thay vì giảng dạy nhƣ ở trƣờng phổ thông. Chỉ đạo giáo viên, huấn luyện viên đứng lớp phải luôn luôn có biện pháp kích thích, động viên, khuyến khích học viên để họ có hứng thú và động cơ học tập và luyện tập.

- Tổ chức kiểm tra thực hiện chƣơng trình và giờ dạy: Có nhiều hình thức tổ chức kiểm tra việc thực hiện nội dung chƣơng trình, ở đây chỉ xin nêu ra một số hình thức cụ thể nhƣ sau:

+ Giao cho các trƣởng phòng, trƣởng bộ môn phụ trách chuyên môn qua phiếu báo giảng, sổ ghi đầu bài để tổ chức theo dõi, tránh tình trạng phiếu báo giảng và sổ đầu bài không ăn khớp, không thống nhất.

+ Kiểm tra hồ sơ giáo viên, huấn luyện viên: Phải kiểm tra giáo án của GV thƣờng xuyên, qua từng khóa học. Giám đốc phân công Phó giám đốc, trƣởng bộ phận kiểm tra định kỳ. Tất cả phải lên kế hoạch từ đầu năm, phân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 59 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

công trƣởng bộ phận, bộ môn và GV cốt cán kiểm tra, đặc biệt phải đi sâu vào chất lƣợng của hồ sơ, giáo án.

+ Ban giám đốc Cung VH -TTTN chỉ đạo cho ngƣời đƣợc phân công xây dựng thời khoá biểu đảm bảo tính khoa học, hợp lý, đồng thời ở mức độ nhất định thoả mãn đƣợc yêu cầu của từng GV. Điều đặc biệt lƣu ý là phải quan tâm tới việc phân bố giữa lý thuyết và thực hành, luyện tập để tạo điều kiện cho học viên có thể tiếp thu cả lý thuyết lẫn việc luyện tập hiệu quả

Khi chỉ đạo thời khoá biểu lên lớp của GV cần chú ý: + Triển khai các biện pháp theo dõi nề nếp ra vào

+ Có phƣơng án dự phòng giải quyết các giờ vắng của GV. + Điều chỉnh thời khoá biểu nếu cần thiết, nhƣng không tuỳ tiện

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện

Ban giám đốc phải có kỹ năng lập kế hoạch và có nhận thức đúng về vai trò của kế hoạch đào tạo hàng năm;

Xây dựng kế hoạch đào tạo trƣớc khi thời gian đào tạo bắt đầu.

Ngƣời phụ trách các phòng, khoa, phụ trách các môn học, nhóm dạy và cá nhân giáo viên, huấn luyện viên phải có ý thức trách nhiệm cao và có năng lực quản lý đào tạo.

3.2.2. Nâng cao từng bước năng lực, nghiệp vụ quản lý của Ban giám đốc

3.2.2.1. Mục tiêu

Thực hiện chủ trƣơng của Thành đoàn Hải Phòng và cấp bộ Đoàn cấp trên: nâng cao năng lực và trình độ quản lý của bộ máy quản lý đào tạo chuyên trách tại Cung Văn hóa thể thao thanh niên thành phố Hải Phòng.

Trong quản lý hoạt động đào tạo, ban giám đốc Cung VH-TTTN vừa phải tiến hành giám sát đôn đốc công việc nhƣng cũng phải nắm rõ đƣợc các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 60 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nghiệp vụ đào tạo cơ bản của mỗi môn học. Muốn vậy, ban giám đốc cần có năng lực chuyên môn và kỹ năng quản lý hoạt động đào tạo, có nghệ thuật xử thế, giáo tiếp có thể tạo ra sự đồng thuận trong hành động. Ban giám đốc phải có phong cách lãnh đạo hiệu quả

3.2.2.2. Nội dung và cách thực hiện

- Ban giám đốc phải tự bồi dƣỡng năng lực chuyên môn và năng lực

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động đào tạo ở cung văn hóa - thể thao thanh niên thành phố hải phòng (Trang 60 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)