- Văn hóa xã hội:
tầng lớp xã hội. địa vị xã hội, dân tộc, chủng tộc, tôn giáo, nền văn hóa …các yếu tố này đòi hỏi doanh nghiệp phải phân đoạn thị trường hợp lý và lựa chọn chiến lược marketing cho phù hợp.
- Dân cư:
Tổng số dân cư trên thị trường mục tiêu, nghề nghiệp, thu nhập và phân bố thu nhập của họ… điều này có ảnh hưởng tới quy mô và tính đa dạng cua nhu cầu. nếu dân số càng lớn thì thị trường càng lớn và nhu cầu về tiêu dùng sản phẩm càng nhiều , doanh nghiệp càng có nhiều lợi nhuận.
Xu hướng vận động và dịch chuyển của dân cư có thể tạo ra các cơ hội mới cho doanh nghiệp song cũng có thể làm suy tàn các cơ hội hiện tại của doanh nghiệp.
-Kinh tế:
Tiềm năng của nền kinh tế, các thay đổi về cấu trúc cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng,lạm phát, tỷ giá hối đoái, cơ sở hạ tầng…để đảm bảo thành công cho hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp phải theo dõi, phân tích, dự báo biến động của các biến số để đưa ra các giải pháp và chính sách phù hợp đồng thời giảm thiểu nguy cơ và đe dọa.
-Chính trị pháp luật:
Quan điểm , mục tiêu định hướng phát triển xã hội, nền kinh tế nói chung và của ngành nói riêng cùng với những chương trình và kế hoạch triển khai thực hiện nó của chính phủ , mức độ ổn định của chính trị- xã hội, nhất quán về quan điểm… tất cả tạo ra các cơ hội cũng như thách thức cho các doanh nghiệp.
Trong xu thế toàn cầu hiên nay, mối liên hệ giữa chính trị và kinh doanh không chỉ ở bình diện quốc gia mà còn thể hiện trong các quan hệ quốc tế.Vì thế,để đưa ra những quyết đinh hợp lý các doanh nghiệp cần phải phân tích, dự báo sự thay đổi của môi trường trong từng giai đoạn phát triển.
-Tự nhiên, công nghệ:
Có tác động rất lớn tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, khi công nghệ phát triển, doanh nghiệp có điều kiện ứng dụng các thành tựu của công nghẹ để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao nhằm phát triển kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh trạnh.tuy nhiên nếu DN không theo kịp thì sẽ dễ dàng bị tụt hậu và mất dần vị thế.