- Một số hoạt động kinh doanh khác:
b, Nguyên nhân chủ quan:
Trong Công tác ngăn ngừa nợ xấu phát sinh:
- Việc ban hành chính sách quản lý rủi ro tín dụng chưa đi liền với thực tế:
Như chúng ta đã biết, nguồn gốc của nợ xấu bắt nguồn từ rủi ro tín dụng. Chính vì vậy, một chính sách quản lý rủi ro tín dụng chưa hoàn thiện sẽ là nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến nợ xấu phát sinh. Với chính sách quản lý rủi ro tín dụng có nhiều mặt tồn tại như đã phân tích ở phần trên bắt nguồn từ công tác ban hành chính sách quản lý rủi ro tín dụng chưa
chưa thực sự phát huy được tác dụng của việc quản lý rủi ro. Với chính sách hiện nay còn thể hiện nhiều kẽ hở dễ dẫn đến rủi ro tín dụng xảy ra.
- Còn thiếu bộ phận thẩm định tài sản bảo đảm độc lập, chuyên nghiệp:
Nguyên nhân dẫn đến chất lượng thẩm định tài sản tại SGD còn chưa đạt chất lượng tốt vì hiện tại SGD chưa có bộ phận thẩm định tài sản bảo đảm chuyên nghiệp, việc nhận tài sản thế chấp, định giá cũng như thẩm định tài sản thế chấp cho các khoản vay tại SGD Vietcombank được tiến hành bởi chính cán bộ tín dụng. Trên thực tế cán bộ tín dụng chưa hẳn đã có nghiệp vụ chuyên sâu về công tác thẩm định tài sản, không được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực này nên thiếu kỹ năng thẩm định tài sản chuyên nghiệp. Mặt khác, hiện tại theo quy định của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam thì giá trị tài sản có ảnh hưởng đến giá trị cấp tín dụng nên khi công tác thẩm định tài sản không được tiến hành bởi một bộ phận độc lập thì dễ dẫn đến khả năng giá trị giá tài sản được đánh giá cao hơn, dễ dẫn đến rủi ro khi tổn thất xảy ra.
- Chưa có bộ phận kiểm tra, giám sát khoản vay độc lập:
Nguyên nhân khiến cho công tác kiểm tra, giám sát khoản vay chưa đạt hiệu quả là do chưa có bộ phận kiểm tra, giám sát khoản vay độc lập với bộ phận tín dụng. Hiện tại, công tác theo dõi khoản vay và kiểm tra sau cho vay được tiến hành bởi cán bộ trực tiếp quản lý khách hàng. Việc kiểm tra sử dụng vốn vay không được tiến hành bởi một bộ phận độc lập nên sẽ nảy sinh vấn đề là: Cán bộ tín dụng đã quá quen thuộc khách hàng, nghĩ rằng mình đã hiểu rõ khách hàng nên đôi khi bỏ qua những động tác kiểm tra cần thiết hoặc đôi khi vì một lợi ích bên ngoài mà cán bộ tín dụng sẵn sàng bỏ qua việc nêu ra vấn đề khách hàng sử dụng vốn sai mục đích....
- Bộ phận ban hành quy trình về phân loại nợ chưa có định hướng phù hợp với thực trạng đánh giá khoản nợ:
Trước đây, việc phân loại nợ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam được thực hiện theo nội dung của điều 6, quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, theo đó việc phân loại sẽ được dựa vào thời gian thực tế của khoản nợ. Tuy nhiên, đến năm 2010, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam bắt đầu sửa đổi quy trình phân loại nợ, theo đó áp dụng theo nội dung của điều 7, quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN. Theo quy định mới này, NHNT áp dụng việc phân loại nợ chỉ dựa vào mức xếp hạng tín dụng của khách hàng, không dựa vào tình trạng khoản nợ. Việt áp dụng như vậy đã dẫn đến quy trình phân loại nợ có nhiều tồn tại như đã nêu ở phần trên. Nguyên nhân là do, bộ phận ban hành chính sách về phân loại nợ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam có định hướng chưa đúng về quy trình phân loại nợ, dẫn đến điểm chưa phù hợp. Hiện tại NHNN Việt Nam đang soạn thảo Quyết định về phân loại nợ để thay thế quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN. Theo định hướng của Quyết định mới này, việc phân loại nợ sẽ được áp dụng theo hướng kết hợp giữa xếp hạng tín dụng của khách hàng và thực trạng khoản nợ.
- Việc cập nhật hệ thống công nghệ thông tin chưa kịp thời:
Hiện tại, phần mềm lõi của NHNT đang sử dụng đã lạc hậu, chưa theo kịp được một số các Ngân hàng khác. Nguyên nhân của vấn đề này là NHNT chưa có sự đầu tư phù hợp để nâng cấp chất lượng của hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cho các hoạt động khác của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.
- Chưa có chính sách tuyển dụng, đào tạo cán bộ phù hợp:
Hiện tại, chất lượng cán bộ tín dụng tại Sở giao dịch có chất lượng chưa đồng đều, chuyên môn nghiệp vụ còn chưa đáp ứng tốt nhu cầu công việc. Nguyên nhân của vấn đề này là do công tác tuyển dụng cán bộ còn chưa được chú trọng đúng người, đúng việc, công tác đào tạo còn chưa được đầu tư đúng mức...
Trong công tác xử lý nợ xấu:
- Công tác xử lý nợ xấu chưa có phương pháp đúng đắn:
Mặc dù, SGD đã rất cố gắng trong công tác xử lý nợ xấu nhưng những phương pháp thực hiện còn chưa thực sự quyết liệt và đúng đắn. Như với khoản nợ nội bảng, số dư nợ chủ yếu là của Công ty CP container quốc tế CAS. Đây có thể nói là một điểm nhức nhối đối với nợ xấu nội bảng của Sở giao dịch. Tuy SGD cũng đã tiến hành theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị để nắm bắt được các nguồn tiền về để thu nợ kịp thời nhưng đồng thời cũng phải cho vay ra với số tiền lớn hơn để duy trì hoạt động kinh doanh của Công ty. Với cách thức như trên nên tổng dư nợ xấu nhóm 5 của Sở giao dịch đã tăng thêm 300 tỷ đồng từ 2010 đến 2011. Có thể nói, SGD đã cố gắng bám sát tình hình của Công ty để thu nợ nhưng khi cán bộ của SGD không trực tiếp tham gia hàng ngày tại Công ty để có thể nắm bắt tận gốc những vấn đề xảy ra tại Công ty thì chắc chắn không thể nắm bắt hết những khúc mắc trong hoạt động kinh doanh để quản lý tốt nguồn thu nợ. Với cách thức quản lý các khoản nợ quá hạn như những năm gần đây thì không tránh khỏi tình trạng những Công ty như Công ty CP container quốc tế CAS tận dụng những cơ hội để dùng vốn vào những việc không cần thiết, làm giảm bớt khả năng SGD thu được nợ.
Với các khoản nợ xấu ngoại bảng, việc thu hồi những khoản nợ này là vấn đề rất khó khăn. Ngoài các Công ty có thể trả nợ thường xuyên Sở giao dịch như Công ty dệt may Nam định mỗi tháng trả nợ cho Sở giao dịch khoảng 860 triệu đồng, Công ty Đức Phương trả nợ cho Sở giao dịch khoảng 3.000 USD, còn lại các Công ty khác hầu hết là các Công ty không còn khả năng trả nợ, có một số Công ty đã phá sản hoặc biến mất mà chưa được tuyên bố phá sản nên không đủ điều kiện để Sở giao dịch trình xóa nợ theo quy định dẫn đến tình trạng các khoản nợ bị treo lơ lửng mà không biết hướng giải quyết.
3.2. ...Định hướng phát triển tín dụng và quản lý nợ xấu của Sở giao dịch Ngân hàngTMCP Ngoại thương Việt Nam TMCP Ngoại thương Việt Nam
3.2.1. Định hướng chung
vững là một trong những Chi nhánh đứng đầu của hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, là đơn vị cung ứng vốn cho hệ thống Ngân hàng Vietcombank nên công tác trọng tâm của Sở giao dịch là công tác huy động vốn. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn trong những năm tới khoảng 18% đến 20%/năm (trong đó, huy động vốn từ khách hàng tổ chức là 15%/năm), giữ vững thị phần huy động vốn chiếm 22% trong toàn hệ thống và 5,5% trên địa bàn thành phố Hà Nội. Về huy động vốn, đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 25%-28%/năm trong đó, tỷ trọng cho vay SMEs chiếm 18%/tổng dư nợ, cho vay đầu tư dự án chiếm 40% tổng dư nợ. Về thanh toán xuất nhập khẩu đặt mục tiêu tăng trưởng doanh số 10%/năm, phí dịch vụ tăng 14 – 15%/năm. Đồng thời SGD Vietcombank sẽ tiếp tục phát triển hoạt động tín dụng. Đối tượng khách hàng của SGD trong thời gian tới là những khách hàng mang mầu sắc tư nhân, các Công ty thuộc các tập đoàn lớn. Phương thức là đẩy mạnh tiếp cận và phát triển quan hệ tín dụng đối với các khách hàng có tỷ lệ tài sản bảo đảm cao, đáng ứng tốt theo quy định của Hội sở chính và tăng cường mức độ an toàn cho hoạt động tín dụng của SGD.
3.2.2. Định hướng phát triển đối với hoạt động quản lý nợ xấu.