- Thực hiện thật tốt và quyết liệt để xử lý tối đa các khoản nợ xấu đã phát sinh:
3.4.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
NHNN cần có sự điều hành chính sách tiền tệ phù hợp với từng thời kỳ để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các NHTM cũng như các doanh nghiệp từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển.
Để các NHTM có cơ sở áp dụng việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo hướng kết hợp thực tế tình trạng khoản nợ với việc đánh giá tình hình khách hàng, NHNN nên sớm ban hành quy định mới về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đối với những khoản nợ của Tổ chức tín dụng. Nghiên cứu để ban hành quy định lới lỏng hơn trong vấn đề xoá nợ, miễn giảm lãi đối với các khoản nợ đã được xử lý dự phòng rủi ro tín dụng và đang được hạch toán ngoại bảng tại các NHTM. Hiện tại, quy định về điều kiện các Công ty được miễn giảm lãi và điều kiện xoá nợ quá chặt chẽ trong đó có điều kiện là khoản nợ đã được hạch toán ngoại bảng đủ 5 năm và đã có tuyên bố giải thể, phá sản của cơ quan có thẩm quyền. Trên thực tế, có những khoản nợ đã được hạch toán ngoại bảng trên 5 năm, NHTM đã nhiều lần có công văn hỏi các cơ quan chức năng để xác định Công ty còn tồn tại hay không nhưng không một cơ quan nào thấy có sự tồn tại của doanh nghiệp nên không trả lời nhưng theo quy định hiện hành thì không thể trình xoá nợ nên NHTM cứ phải “đắp chiếu” để đấy, không có hướng giải quyết. Ngoài ra, có những khoản nợ đủ điều kiện xoá
nợ, các NHTM đã trình lên Ngân hàng Nhà nước quá lâu để xin xoá nợ nhưng kết quả là cứ phải chờ đợi mà chưa có phản hồi. Vì vậy, NHNN nên ban hành thời gian và quy trình cụ thể trong việc giải quyết hồ sơ xoá nợ, tạo điều kiện cho hoạt động của NHTM.
NHNN nên tăng tính chủ động trong hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng thuộc Ngân hàng Nhà nước. Hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng CIC với mục đích để hỗ trợ các NHTM trong việc đánh giá khách hàng và nắm bắt thông tin về tình trạng khoản nợ của khách hàng ở các NHTM khác. Hiện nay, các NHTM khi đánh giá khách hàng có dựa vào một nguồn tin được hỏi từ Trung tâm thông tin tín dụng CIC. Tuy nhiên, có một tồn tại là phương thức mà CIC lấy nguồn báo cáo tài chính để phân tích lại lấy từ chính NHTM trên cơ sở yêu cầu NHTM cung cấp miễn phí rồi phân tích bản báo cáo tài chính đó để lấy tin trả lời lại cho Ngân hàng. Như vậy, sẽ làm giảm tính khách quan trong vấn đề tìm hiểu về doanh nghiệp của NHTM. Trên thực tế, có nhiều nguồn mà CIC có thể khai thác thông tin về báo cáo tài chính của khách hàng như là cơ quan thuế. Bởi vì có như vậy, trên cơ cở các nguồn thông tin khác nhau sẽ đưa lại cái nhìn chính xác hơn về tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp.