0
Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

Chính sách quản lý rủi ro tín dụng và thẩm quyền cấp tín dụng đang được áp dụng:

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 36 -37 )

- Một số hoạt động kinh doanh khác:

a, Chính sách quản lý rủi ro tín dụng và thẩm quyền cấp tín dụng đang được áp dụng:

Chính sách quản lý rủi ro tín dụng: Vấn đề quản lý rủi ro tín dụng luôn được Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói chung và Sở giao dịch nói riêng rất quan tâm. Chính sách và mô hình quản lý rủi ro tín dụng luôn được Ban lãnh đạo chú trọng và thay đổi cho phù hợp với tình hình hoạt động tín dụng trong từng thời kỳ.

Sự thay đổi trong chính sách quản lý rủi ro tín dụng áp dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam:

Nếu như trước tháng 07/2008, mô hình quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Vietcombank được tổ chức theo phương thức: Tại từng Chi nhánh có chia bộ phận tín dụng làm 3 Phòng. Phòng Quan hệ Khách hàng chịu trách nhiệm tiếp nhận toàn bộ các nhu cầu của khách hàng, nêu các thông tin về khách hàng vào Báo cáo đề xuất cấp tín dụng, Phòng Quản lý rủi ro tín dụng chịu trách nhiệm về thẩm định rủi ro đối với từng khoản cấp tín

dụng, Phòng quản lý nợ chịu trách nhiệm giải ngân hồ sơ do Phòng Quản lý rủi ro tín dụng chuyển sang sau khi tiến hành thẩm định xong thì bắt đầu từ ngày 01/09/2008, mô hình quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng Vietcombank được áp dụng theo mô hình mới, theo đó tại từng Chi nhánh chỉ còn 02 bộ phận tham gia vào quá trình cấp tín dụng, cụ thể: Phòng Khách hàng/Đầu tư dự án/ SMEs chịu trách nhiệm tiếp cận khách hàng, nắm bắt toàn bộ các nhu cầu của khách hàng, thực hiện thẩm định rủi ro để quyết định cấp tín dụng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hồ sơ sau khi đã được duyệt sẽ được chuyển cho Phòng Quản lý nợ để giải ngân.

Việc quản trị rủi ro được thay đổi từ việc xóa bỏ mô hình có Phòng quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh trong hệ thống. Việc quản lý rủi ro hiện nay được tập trung về Phòng quản lý rủi ro tín dụng tại Hội sở chính, Phòng này thực hiện chức năng quản lý rủi ro của toàn hệ thống.

Thẩm quyền cấp tín dụng: Thẩm quyền xem xét, cấp tín dụng được Hội sở chính quy định giao cho từng Chi nhánh. Trong giới hạn thẩm quyền này, Chi nhánh được tự quyết định cấp tín dụng. Đối với những mức cấp tín dụng cao hơn mức đã được giao theo thẩm quyền, Chi nhánh phải trình lên Hội sở chính xin phê duyệt. Với mô hình quản lý rủi ro tín dụng như hiện nay đã khắc phục được tồn tại trước đây là đã khắc phục được việc làm chậm trễ quá trình cấp tín dụng cho khách hàng do mô hình trước đây làm cho việc cấp tín dụng đối với khách hàng phải thông qua Phòng quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 36 -37 )

×