- Một số hoạt động kinh doanh khác:
d, Quy trình phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro:
Quy trình phân loại nợ của mỗi Ngân hàng thương mại có ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý nợ xấu của NHTM đó, cụ thể hơn là có ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ nợ xấu của NHTM. Việc thực hiện phân loại nợ dựa theo yếu tố nào quyết định đến con số nợ xấu. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN để quy định về vấn đề này. Từ trước đến nay, các NHTM chủ yếu thực hiện việc phân loại nợ dựa theo nội dung của điều 6, quyết định này, tức là phân loại nhóm nợ dựa vào thời gian của khoản nợ. Tuy nhiên, trong một vài năm trở lại đây, việc phân loại nợ bắt đầu được thực hiện theo hướng không chỉ dựa vào thời gian của khoản nợ mà việc phân loại nợ dựa vào sự đánh giá cả vấn đề tài chính và phi tài chính trong hoạt động kinh doanh của khách hàng. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam là một trong số ít các NHTM bắt đầu thực hiện áp dụng việc phân loại nợ theo hướng dựa vào sự đánh giá tình hình tài chính và phi tài chính của khách hàng kể từ đầu năm 2010.
Sự thay đổi trong quy trình phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói chung và Sở giao dịch nói riêng:
Nếu như thời điểm trước Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam thực hiện việc thực hiện phân loại theo điều 6 của Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN thì từ thời điểm Quý II/2010, việc phân loại nợ được thực hiện theo hướng áp dụng điều 7 của Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, tức là việc phân loại nợ không dựa vào thời gian của khoản nợ như trước đây mà việc phân loại nhóm nợ hiện nay được căn cứ hoàn toàn vào mức xếp hạng của khách hàng. Mức xếp hạng khách hàng được thực hiện định kỳ 03 tháng/01 lần và dựa vào việc đánh giá tình hình tài chính, phi tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng.