Đối với công tác xử lý nợ xấu:

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý nợ xấu tại Sở giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 48 - 50)

- Một số hoạt động kinh doanh khác:

b. Đối với công tác xử lý nợ xấu:

Với nợ nội bảng:

Về nợ xấu nội bảng: Trong thời gian sắp tới, Sở giao dịch đặt ra kế hoạch duy trì tỷ lệ nợ xấu là: Tính đến cuối năm 2013 sẽ dưới 2%. Đồng thơi Sở giao dịch tiếp tục thực hiện tăng trưởng dư nợ đủ tiêu chuẩn và không làm gia tăng nợ xấu để giúp cho tỷ lệ nợ xấu của Sở giao dịch Vietcombank giảm xuống. Ngoài ra, để thực hiện tốt việc giảm tỷ lệ nợ xấu, với các khoản nợ nợ xấu của các khách hàng khác như: Công ty Việt Hoa, Công ty TNHH khuôn mẫu và cơ khí SQC, công ty kim loại Hoàng Gia, Công ty đầu tư XNK XD&P..., Sở giao dịch tập trung thực hiện các biện pháp cần thiết để thu nợ, giảm tỷ lệ nợ xấu của Sở giao dịch.

Đối với nợ đang được hạch toán ngoại bảng:

Sở giao dịch đặt ra mục tiêu thu hồi được khoảng hơn 30 tỷ đồng từ nợ đã xử lý dự phòng rủi ro. Để thực hiện tốt việc thu hồi nợ xấu, SGD cần thực hiện thống kê lại toàn bộ tình hình của các khoản nợ, đánh giá khả năng thu hồi của từng khoản nợ để có biện pháp thực hiện cần thiết đối với từng khoản nợ. Phương hướng cụ thể đối với từng khoản nợ như sau: + Đối với khoản nợ của Công ty CP Đầu tư XNK XD&P, Sở giao dịch cần đẩy mạnh quá trình làm việc với Toà án kinh tế để kiến nghị Toà án yêu cầu Tổ thanh lý tài sản Công ty CP Đầu tư XNK XD&P để hoàn thiện việc bàn giao tài sản cho bên mua nợ.

+ Đối với các khoản nợ mà Sở giao dịch Vietcombank xác định được là còn khả năng thu nợ nhưng khách hàng không hợp tác trong việc trả nợ, SGD vận dụng toàn bộ các biện pháp cần thiết để gây sức ép trả nợ đối với khách hàng.

+ Đối với các khoản nợ không xác định được khách hàng còn tồn tại hay không, Sở giao dịch kiến nghị với các cấp có thẩm quyền để ban hành các chính sách nhằm có biện pháp giải quyết các khoản nợ dạng như trên, tránh trường hợp để tồn tại theo dõi ngoại bảng quá lâu mà không có cách giải quyết.

3.3. Các giải pháp tăng cường quản lý nợ xấu trong thời gian tới tại Sở giao dịch Ngânhàng TMCP Ngoại thương Việt Nam hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

3.3.1. Giải pháp phòng ngừa nợ xấu phát sinh

+ Về cơ chế chính sách: Hoàn thiện các Chính sách áp dụng.

Về cơ chế chính sách, SGD Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chủ yếu thực hiện theo những cơ chế chính sách nội bộ được Hội sở chính ban hành, SGD Vietcombank không có chức năng ban hành chính sách nên việc sửa đổi cơ chế, chính sách sẽ do Hội sở chính thực hiện, SGD chỉ có thể thực hiện góp ý với Hội sở chính để hoàn thiện những Chính sách sau:

- Chính sách quản lý rủi ro tín dụng:

Chính sách quản lý rủi ro tín dụng hiện nay đang được áp dụng trong hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam còn có nhiều bất cập. Tại các Chi nhánh không có bộ phận quản lý rủi ro tín dụng nên dẫn đến việc công tác thẩm định rủi ro có nhiều hạn chế. Sở giao dịch Vietcombank nên có ý kiến với Hội sở chính để hoàn thiện hơn chính sách quản lý rủi ro tín dụng áp dụng trong toàn hệ thống Ngân hàng Vietcombank. Trên thực tế, quy trình quản lý rủi ro tín dụng theo quy trình trước đây đã được áp dụng (Quy trình có Phòng quản lý rủi ro tín dụng tại các Chi nhánh) thực sự là quy trình mà các nước trên thế giới đang áp dụng. Tuy nhiên, khi áp dụng vào bối cảnh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam thì đưa lại một thực tế chưa phù hợp do tính hợp tác giữa các Phòng, ban còn chưa cao. Tuy nhiên, với quy trình như hiện nay là bỏ đi bộ phận quản lý rủi ro tín dụng tại các Chi nhánh cũng sẽ khiến cho việc phát sinh rủi ro tín dụng dễ xảy ra. Vì vậy, để có một mô hình quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả, Ngân hàng Vietcombank nên nghiên cứu để sửa đổi lại quy trình quản lý rủi ro tín dụng, đồng thời có những quy chế chặt chẽ về mặt thời hạn thực hiện tác

nghiệp giữa bộ phận khách hàng, bộ phận quản lý rủi ro để đưa đến hiệu quả cấp tín dụng tốt hơn, đảm bảo vừa quản lý được rủi ro tín dụng vừa đáp ứng yêu cầu tiến độ cấp tín dụng đối với khách hàng.

- Thay đổi chính sách quy định phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đang được áp dụng cho phù hợp:

Chính sách phân loại nợ đang được Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói chung và SGD Vietcombank nói riêng đang áp dụng có nhiều điểm chưa phù hợp. Việc phân loại nợ được dựa hoàn toàn vào xếp hạng tín dụng, không căn cứ vào thời gian của khoản nợ để lấy cơ sở trích lập dự phòng rủi ro tín dụng là chưa hợp lý để đánh giá khoản nợ. Với quy định như hiện nay sẽ xảy ra trường hợp, khoản nợ của khách hàng có thể quá hạn đến hơn 10 ngày, đáng ra sẽ bị phân loại vào nhóm 2 để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Nhưng với quy định hiện nay thì trong thời gian còn lại trong quý mà khoản nợ bị phát sinh quá hạn (chưa đến kỳ chấm điểm, xếp hạng Quý tiếp theo) thì khoản nợ quá hạn về thời gian đó vẫn được phân loại vào nhóm 1, chỉ đến kỳ chấm điểm, xếp hạng của quý tiếp theo thì việc nợ quá hạn trên mới được đánh giá vào lịch sử trả nợ trong phần đánh giá phi tài chính. Vấn đề này thực sự chưa phù hợp với tình hình thực tế. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đang soạn thảo quyết định để thay thế quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Hướng thay đổi của NHNN trong quyết định này là sẽ áp dụng việc phân loại nợ theo tinh thần của Điều 7, quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN trước đây. Việc phân loại nhóm nợ của khách sẽ được căn cứ vào mức xếp hạng của khách hàng và cả thời gian của khoản nợ. Như vậy, Ngân hàng Vietcombank nên sớm sửa đổi lại quy định về phân loại nợ cho phù hợp.

+ Về quy trình thực hiện: Chuẩn hoá quy trình nghiệp vụ, bao gồm các quy trình sau:

- Chuẩn hoá quy trình cấp tín dụng:Việc chuẩn hoá cơ chế chính sách được ban hành ở phần trên sẽ là cơ sở để chuẩn hoá quy trình nghiệp vụ. Vì vậy, Sở giao dịch Vietcombank cần góp ý với Hội sở chính để chuẩn hoá quy trình cấp tín dụng áp dụng trong toàn hệ thống. Trong thời gian chờ HSC sửa đổi quy trình, Sở giao dịch nên triển khai theo hướng tại các Phòng cấp tín dụng có bộ phận thẩm định rủi ro góp phần nâng cao chất lượng công tác thẩm định khách hàng, từ đó để tăng cường công tác quản lý rủi ro tín dụng, chủ động sớm phát hiện những rủi ro tiềm ẩn nhằm ngăn ngừa nợ xấu phát sinh. Công tác thẩm định rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch phải thực sự được chú trọng để đảm bảo chất lượng cấp tín dụng được tốt nhất.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý nợ xấu tại Sở giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w