Cơ sở của giải pháp

Một phần của tài liệu công tác quản lý nvl tại công ty cổ phần may và dịch vụ hưng long (Trang 83 - 95)

Công ty cổ Cổ phần may và dịch vụ Hưng Long đã nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ, công nhân viên đối với công tác quản lý nguyên vật liệu. Đây cũng là một định hướng mục tiêu mà công ty muốn đạt được trong những năm tới. Hoạt động đào tạo không chỉ tập trung vào đội ngũ chuyên trách có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý nguyên vật liệu mà còn mở rộng hơn nữa với các khâu khác của quá trình sản xuất kinh doanh bởi một lý do đơn giản là các khâu đó có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại với nhau.

Bên cạnh đó, số lượng lao động có trình độ, có tay nghề tăng rất chậm so với lao động phổ thông chưa qua đào tạo và ngày càng chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong cơ cấu lao động. Điều này dẫn tới nhiều hậu quả như thiếu cán bộ quản lý, thiếu công nhân có tay nghề để đảm đương trọng trách chính trong dây chuyền sản xuất. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho công tác quản lý và sử dụng nguyên vật liệu giảm hiệu quả.

Do vậy, công ty cần đẩy mạnh các biện pháp nhằm nâng cao trình độ tay nghề cho cán bộ quản lý và công nhân sản xuất, và quan trọng đó là thu hút được lực lượng lao động có tay nghề, và làm cho họ gắn bó với công ty lâu dài.

- Nội dung của giải pháp

Công ty phải làm cho mọi cán bộ quản lý và công nhân sản xuất nhận thức rõ được vấn đề sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu là một vấn đề rất

ích của mỗi cán bộ công nhân viên. Để nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên cần thực hiện một số phương hướng và nhiệm vụ sau :

* Đối với cán bộ quản lý, nhân viên phòng chuyên môn

- Cử cán bộ đi đào tạo nghiệp vụ quản lý kinh tế đặc biệt là nghiệp vụ quản lý vật tư vì hiện tại phần lớn cán bộ quản lý vật tư chưa được đào tạo về các nghiệp vụ quản lý kinh tế mà chủ yếu đào tạo kỹ thuật vì thế còn rất nhiều hạn chế trong công tác quản lý nguyên vật liệu.

- Nhân viên các phòng ban, đặc biệt là phòng kế hoạch cần được đào tạo về nghiên cứu và tính toán định mức tiêu hao của sản phẩm. Nhân viên quản lý phân xưởng phải quản lý chặt chẽ trong việc hoàn thành định mức.

* Đối với công nhân lao động:

Đối với công nhân trực tiếp sản xuất việc nâng cao tay nghề có vai trò quan trọng trong việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu. Hàng năm cần đào tạo nâng cấp, nâng bậc cho công nhân đặc biệt cần chú trọng đến số công nhân đảm nhiệm những vị trí quan trọng trong dây chuyền sản xuất công nghệ như bộ phận ở phân xưởng cắt, phân xưởng may... Công ty cần mở các lớp bồi dưỡng cho đội ngũ công nhân viên những kiến thức về sử dụng thiết bị, vệ sinh an toàn lao động, giáo dục ý thức trách nhiệm tinh thần tự giác trong mỗi cán bộ công nhân viên.

Ngoài ra, để khuyến khích việc thiết lập ý thức tự giác trong sản xuất kinh doanh, công ty cần đề ra các biện pháp thưởng, phạt về vật chất rõ ràng, phân minh bởi người lao động tạo ra sản phẩm có chất lượng, tiết kiệm nguyên vật liệu, chịu khó làm việc có trách nhiệm mà không được thưởng trong khi người lười làm việc ẩu lại được thưởng hoặc người có công, có thành tích cũng như người không có thành tích đều được thưởng như nhau ... sẽ làm nản lòng người lao động dẫn đến làm việc không có trách nhiệm, không có ý chí phấn đấu. Cho nên đây là biện pháp có tính hiệu quả, không chỉ động viên kịp thời những bộ phận, cá nhân làm tốt chất lượng theo yêu cầu đã qui định của hệ thống chất

lượng, phát huy tính sáng tạo và khả năng tiềm ẩn trong mỗi cá nhân người lao động mà còn ngăn chặn ngay các hành động cố ý hay sơ suất vi phạm quy định.

Để khoản tiền thưởng kích thích người lao động trong sản xuất tuân thủ đúng các yêu cầu đã đặt ra của doanh nghiệp, Công ty nên xem xét lại hệ số thưởng, phạt dựa vào mức độ quan trọng của từng bộ phận có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chi phí, chất lượng của sản phẩm cũng như trách nhiệm của mỗi cấp trong việc quản lý nguyên vật liệu.

- Tính khả thi của giải pháp.

Giải pháp này thực hiện sẽ nâng cao được nhận thức, trình độ của người lao động về nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất, tiết kiệm nguyên vật liệu, góp phần hoàn thành mục tiêu mà công ty đặt ra về giá thành sản phẩm. Quá trình thực hiện giải pháp này không quá phức tạp, chi phí thực hiện không cao, do đó có thể dễ dàng tiến hành.

Đối với các biện pháp gìn giữ lao động có trình độ tay nghề cao thì khuyến khích vật chất và tinh thần đối với người lao động là một biện pháp hết sức quan trọng nhằm thu hút và tạo động lực mạnh mẽ cho người lao động trong quá trình làm việc trong thực tiễn. Không nên quá coi trọng một phía khuyến khích vật chất hoặc tinh thần mà phải kết hợp chặt chẽ giữa hai loại khuyến khích này, kết hợp chặt chẽ giữa thưởng, phạt nghiêm minh thì động lực tạo ra mới mạnh mẽ và đạt hiệu quả.

3.5.2.2. Đổi mới, nâng cấp trang thiết bị máy móc. - Cơ sở của giải pháp.

Tốc độ phát triển khoa học - công nghệ ngày nay đã rút ngắn lại rất nhiều, một sản phẩm mới trước kia có chu kỳ sống có thể trong 50 năm thì ngày nay khi một sản phẩm mới ra đời nó chỉ có chu kỳ sống khoảng 10 năm thậm chí là ngắn hơn thế. Điều đó đòi hỏi Công ty luôn phải đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất tránh tình trạng tụt hậu làm giảm khả năng cạnh tranh.

Máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng hiệu quả hay không hiệu quả nguyên vật liệu cũng như ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm. Việc đầu tư trang thiết bị mới hiện đại, đồng bộ hóa dây chuyền sản xuất là một việc làm hết sức cần thiết nhưng cũng rất khó khăn cho công ty bởi nó đòi hỏi nguồn vốn lớn. Hơn nữa, khi đổi mới trang thiết bị và mở rộng sản xuất rồi thì lại phải làm sao cho máy móc hoạt động có hiệu quả tránh tình trạng phải ngừng hoạt động do thiếu việc.

Có thể nói việc đầu tư vào máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ ở Công ty Cổ phần may và dịch vụ Hưng Long là việc làm cần thiết để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm và làm tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Mặt khác các trang thiết bị của Công ty đã lạc hậu, thiếu đồng bộ, một số đã hỏng hóc. Để đầu tư đúng hướng và có hiệu quả trước tiên công ty cần xem xét, kiểm tra đánh giá lại toàn bộ máy móc thiết bị, xác định khu vực nào cần đầu tư ngay. Công ty nên chú trọng đầu tư vào những khâu, những bộ phận dây chuyền sản xuất quan trọng và cần thiết rồi đến các bộ phận còn lại. Tránh đầu tư tràn lan vừa không đạt được hiệu quả vừa gây lãng phí.

- Nội dung của giải pháp.

Với thực trạng hiện nay, chúng ta cần phải thống kê rõ ràng, chính xác tổ số vốn cố định và vốn lưu động hiện có từ đó xác định tiềm lực vốn công ty đến đâu để trước mắt huy động vốn đầu tư đồng bộ dây chuyền sản xuất một số mặt hàng chủ yếu như:

- Thiết bị dây chuyền sản xuất Jacket, quần âu…

- Thiết bị dây chuyền sản xuất áo sơ mi (mức tự động và bán tự động). Sau đó, công ty sẽ phát triển sản xuất sản phẩm khác trên năng lực sản xuất sẵn có từ đó tạo tiền đề cho công ty thay đổi dần các máy móc thiết bị cũ, lạc hậu tiến dần đế đầu tư đồng bộ máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện đại tạo điều kiện cho công ty phát triển vững mạnh.

Trong hiện tại, nếu công ty đầu tư các dây chuyền công nghệ hiện đại mới thì cần quan tâm đến chuẩn bị đội ngũ lao động có tay nghề, hiểu biết về máy móc thiết bị mới và đặc biệt chú trọng đến vấn đề kinh phí cho việc đầu tư dây chuyên công nghệ đó.

Bên cạnh việc đầu tư máy móc thiết bị công nghệ, công ty cần khuyến khích người lao động tìm ra những bất cập, những nguyên nhân làm giảm năng suất chất lượng, tăng chi phí nguyên vật liệu như dây chuyền sản xuất không đồng bộ, công nhân thiếu trách nhiệm trong công việc…để góp phần giảm chi phí nguyên vật liệu và nâng cao hiệu quả quản lý nguyên vật liệu.

- Tính khả thi của giải pháp

Giải pháp này là một biện pháp rất hữu hiệu cho việc giảm chi phí nguyên vật liệu, giảm chi phí giá thành cho sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm, nhưng đòi hỏi chi phí rất lớn, phải thực hiện một cách từ từ và có kế hoạch cụ thể.

Doanh nghiệp phải cân nhắc giữa cách lựa chọn thay thế toàn bộ máy móc thiết bị bằng máy móc thiết bị mới hiện đại và công suất cao hơn hay chỉ thay thế một số máy móc đã quá lạc hậu và không đồng bộ trong sản xuất.

3.5.2.3 Hoàn thiện công tác định mức nguyên vật liệu - Cở sở của giải pháp

Trong mỗi doanh nghiệp, định mức nói chung và định mức tiêu dùng nguyên vật liệu nói riêng có vai trò hết sức quan trọng, nó là cơ sở để xây dựng kế hoạch mua nguyên vật liệu, điều hoà, cân đối lượng nguyên vật liệu cần dùng cho doanh nghiệp, là căn cứ trực tiếp để cấp phát nguyên vật liệu hợp lý, kịp thời cho các phân xưởng, bộ phận sản xuất đảm bảo cho quá trình được tiến hành cân đối, nhịp nhàng và liên tục, là cơ sở để tiến hành hạch toán kinh tế nội bộ, thúc đẩy cán bộ công nhân viên sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu, ngăn ngừa lãng phí, đánh giá trình độ khoa học tiến bộ kỹ thuật và ứng

vật liệu có tác động hai chiều giữa định mức tiêu dùng nguyên vật liệu và các vấn đề như công nghệ, máy móc, trình độ tay nghề của công nhân, trình độ quản lý ...Sự tác động qua laị này chịu ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề chung là sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu cho doanh nghiệp. Định mức tiên tiến, trình độ tay nghề của công nhân cao, cán bộ quản lý tốt ... thì sử dụng nguyên vật liệu được tiết kiệm và hợp lý.

Tại Công ty, khâu này còn rất yếu dẫn đến những bất cập cũng như khó khăn trong việc giao định mức cho công nhân sản xuất, làm tồn kho NVL với số lượng lớn, tăng lượng phế liệu, phế phẩm.

- Nội dung của giải pháp

Phòng kỹ thuật cần xây dựng định mức NVL theo phương pháp tổng hợp, đây là phương pháp nhằm kết hợp ba phương pháp: phương pháp thống kê kinh nghiệm, phương pháp thực nghiệm, phương pháp phân tích nhằm phát huy các ưu điểm trong mỗi phương pháp và hạn chế nhược điểm. Khi xây dựng định mức để có một căn cứ chính xác, công ty nên tiến hành cho sản xuất thử một vài sản phẩm. Để xây dựng định mức NVL chính xác phòng kế hoạch của công ty nên dựa trên những cơ sở sau:

•Mẫu thiết kế của các sản phẩm

•Tiêu hao thực tế đối với sản phẩm sản xuất thử •Đặc điểm của sản phẩm trong từng đơn đặt hàng •Số đo cụ thể của khách hàng

•Kinh nghiệm sản xuất từ các kì trước •Trang thiết bị dùng để sản xuất

•Trình độ của công nhân sản xuất

Khi lập kế hoạch cung ứng NVL phải dựa trên các căn cứ: - Định mức NVL đã được xây dựng

- Khả năng về tài chính của công ty - Công suất máy móc có thể đạt được

Kế hoạch NVL phải hướng tới đáp ứng được nhu cầu sản xuất trong kì, hạn chế tới mức tối đa lượng NVL tồn kho.

- Tính khả thi của giải pháp

Việc xác định định mức nguyên vật liệu chính xác là một việc khó nhưng với trình độ của các kỹ sư làm việc tại phòng kế hoạch cùng với việc công ty đang cố gắng thay đổi công nghệ kỹ thuật thì việc xác định định mức này sẽ thành công và đem lại lợi ích trông thấy cho công ty.

Cùng với việc các công ty lớn trong ngành may mặc đã áp dụng phương pháp này cho việc xác định định mức nguyên vật liệu cho sản xuất nên cũng là một cơ hội thực tiễn giúp công ty học hỏi và trao đổi kinh nghiệm từ hiệp hội các công ty sản xuất và gia công may mặc tham gia và các hiệp hội, diễn đàn.

3.5.2.4. Biện pháp sử dụng hợp lý và tái sử dụng phế liệu, phế phẩm. - Cơ sở của giải pháp

Phế liệu, phế phẩm là điều khó tránh khỏi trong quá trình sản xuất. Số lượng này nhiều hay ít phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như do quy trình công nghệ sản xuất, trình độ của đội ngũ công nhân sản xuất, tính chất của sản phẩm, thiết kế sản phẩm…Vấn đề đặt ra ở đây là phải làm gì với khối lượng phế liệu, phế phẩm thu hồi đó. Với những hạn chế về trình độ công nhân sản xuất, về cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty khiến cho khối lượng phế liệu, phế phẩm trong phân xưởng may của công ty còn tương đối lớn. Để đánh giá được tình hình sử dụng NVL và có biện pháp tái sử dụng phế liệu, phế phẩm một cách hợp lý. Cần phải có biện pháp sử dụng và tái sử dụng phế liệu, phế phẩm một cách hệu quả.

- Nội dung của giải pháp

Để đánh giá tình hình sử dụng nguyên vật liệu và có biện pháp tái sử dụng phế liệu, phế phẩm một cách hợp lý, có hiệu quả cần tiến hành các bước sau:

- Tổ chức thu hồi phế liệu, phế phẩm: quản đốc của phân xưởng phải có nhiệm vụ quản lý chặt chẽ việc sử dụng NVL trong các phân xưởng, giao NVL tới từng tổ sản xuất, đồng thời giao trách nhiệm cho các tổ trong việc tự bảo quản NVL trong quá trình sử dụng. Vấn đề thu hồi phế liệu, phế phẩm vừa là cơ sở để đánh giá hiệu quả sử dụng NVL trong phân xưởng đồng thời nó cũng là một trong những biện pháp nhằm tiết kiệm nguyên vật liệu cho công ty. Công tác thu hồi phế liệu, phế phẩm cũng cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc, chặt chẽ. Cố gắng thu hồi tối đa lượng phế liệu, phế phẩm, tránh tình trạng công nhân sản xuất sau khi làm hỏng thì tìm cách giấu giếm để trốn tránh trách nhiệm.

- Tiến hành phân loại phế liệu, phế phẩm: phế liệu, phế phẩm trong may mặc có nhiều loại, cần phải được phân loại để có kế hoạch tái sử dụng hợp lý. Có thể phân loại phế liệu, phế phẩm thành:

Phế liệu, phế phẩm có thể tái sử dụng được: lượng phế liệu, phế phẩm này có thể đem vào sử dụng trong những chi tiết phụ của sản phẩm như túi quần áo, cổ áo… hoặc có thể chế biến lại các phế liệu, phế phẩm thành các loại sản phẩm phụ như mũ, khẩu trang…

Phế liệu, phế phẩm có thể bán được: có những loại phế liệu, phế phẩm trong công ty nó không thể tái sử dụng được nữa nhưng vẫn còn giá trị sử dụng đối với cá nhân, tổ chức khác sẽ được công ty bán lại.

Phế liệu, phế phẩm phải bỏ đi: Đây là loại phế liệu, phế phẩm không còn có thể sử dụng cho bất kì một mục đích nào khác.

Thông thường trong các phế liệu của phân xưởng may thì các phế liệu là

Một phần của tài liệu công tác quản lý nvl tại công ty cổ phần may và dịch vụ hưng long (Trang 83 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w