Giải pháp về định giá doanh nghiệp trong hoạt động M&A ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Định giá doanh nghiệp trong hoạt động MA ở Việt nam. Thực trạng và giải pháp (Trang 53 - 56)

- Phương pháp chiết khấu dòng tiền DCF Phương pháp dùng hệ số

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG M&A Ở VIỆT NAM

3.3 Giải pháp về định giá doanh nghiệp trong hoạt động M&A ở Việt Nam

M&A ở Việt Nam

Một là, ổn định vĩ mô nền kinh tế, kiềm chế lạm phát. Các ước tính trong định giá phụ thuộc rất nhiều vào các chỉ số kinh tế vĩ mô, do đó ổn định kinh tế, kiềm chế lạm phát, điều hành có hiệu quả chính sách lãi suất sẽ giúp việc giả định các yếu tố đầu vào trong dữ liệu định giá đáng tin cậy hơn, giảm bớt các thiên kiến chủ quan trong quá trình định giá. Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán phát triển ổn định cũng là nơi cung cấp thông tin chất lượng, giúp nâng cao chất lượng công tác định giá.

Hai là, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động định giá. Hiện nay, các chế tài cho hoạt động định giá nói riêng và hoạt động M&A nói chung vẫn chưa có một hành lang pháp lý hoàn thiện. Các quy định nằm rải rác trong các luật, nghị định như Luật Chứng khoán, Luật Đầu tư, Nghị định 187/2004/ NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần, Nghị định 109/2007/NĐ-CP về chuyển DN 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần, Thông tư 146/TT- BTC hướng dẫn sửa đổi bổ sung chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã…

Tuy nhiên, các quy định này còn nhiều bất cập và mới chỉ xác lập về mặt hình thức chung cho công tác định giá, còn gây nhiều khó khăn cho việc thực hiện trên thực tế. Do đó, để công tác định giá công ty trong hoạt động M&A ở Việt Nam có hiệu quả, cần xây dựng hành lang pháp lý hoàn thiện giúp các tổ

chức định giá nâng cao chất lượng công tác định giá nói chung và định giá trong hoạt động M&A nói riêng.

Ba là, xây dựng cơ chế giám sát, kiểm tra chất lượng hoạt động định giá. Việc xây dựng cơ chế giám sát, kiểm tra chất lượng hoạt động định giá sẽ giúp nâng cao hiệu quả cũng như tăng tính chính xác trong kết quả định giá, hạn chế những thiên kiến được áp đặt vào quy trình định giá như một cách thiết lập giá cả trước rồi sau đó giá trị mới được xác định. Trên cơ sở xây dựng các tiêu chí giám sát, các cơ quan giám sát thu thập thông tin về chất lượng định giá qua các báo cáo định giá, đủ năng lực để phát hiện và xử phạt hành vi vi phạm tiêu chuẩn định giá.

Bốn là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện công tác định giá. Việc nâng cao năng lực phân tích, định giá tài sản cũng như đạo đức nghề nghiệp là vấn đề cần quan tâm hiện nay. Vì vậy, cần đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên sâu về lĩnh vực định giá, đề cao đạo đức nghề nghiệp, khuyến khích học hỏi tiếp thu các kinh nghiệm trong công tác định giá từ các tổ chức định giá nước ngoài từ mô hình ứng dụng, điều chỉnh các dữ liệu cũng như lựa chọn mô hình cho phù hợp thực tế của Việt Nam hiện nay.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Hoạt động M&A là một nghiệp vụ tài chính được dự báo sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Tuy nhiên, để đẩy nhanh hơn nữa nghiệp vụ này trong tương lai thì Việt Nam cần giải quyết những bất cập trong việc định giá doanh nghiệp, đây được xem là bước vô cùng quan trọng trong giao dịch M&A giữa các bên với nhau, hoàn thiện hơn nữa khung pháp lý liên quan đến quy trình giao dịch này, nâng cao năng lực trình độ của nhân lực trong lĩnh

vực hoạt động M&A, … Đây là một số nhân tố nhằm đẩy mạnh quá trình giao dịch trong hoạt động M&A tăng trưởng về số lượng và giá trị giao dịch.

KẾT LUẬN

Hoạt động M&A sẽ nhanh chóng thâm nhập thị trường Việt Nam theo trào lưu của thế giới. Khi đó, chất lượng đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài sẽ tăng lên. Đất đai ngày càng khan hiếm và để đầu tư chiều sâu, bắt buộc phải áp dụng hình thức trong hoạt động M&A thì sự phát triển các hoạt động giao dịch M&A không thể nằm ngoài quy luật này. Sự phát triển trong lĩnh vực M&A kéo theo sự gia tăng chất lượng không những của các nhà đầu tư nước ngoài mà còn có các nhà đầu tư nội địa cùng tham gia. Hoạt động M&A phát triển càng thúc đẩy quá trình tự hoàn thiện của các doanh nghiệp đang hoạt động. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động M&A tại Việt Nam vẫn còn chậm so với các nước trên thế giới, một phần đại bộ phận các Doanh nghiệp chưa ý thức được tầm quan trọng của nghiệp vụ M&A trong việc nâng cao giá trị và hiệu quả cạnh tranh của doanh nghiệp, bên cạnh đó các nhân tố vĩ mô khác (hành lang pháp lý, thông tin thị trường, phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp, giá trị thương hiệu ..) tại Việt Nam chưa được hoàn thiện và công khai, minh bạch làm ảnh hưởng đến tiến độ hoạt động M&A tại Việt Nam.

Tự hoàn thiện mình để nâng cao hiệu quả cạnh tranh chính là biện pháp chủ lực mà bản thân mỗi doanh nghiệp phải luôn ý thức trong thời điểm cạnh tranh ngày nay, đặc biệt khi Việt Nam đã hòa nhập vào nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, Chính phủ cũng như các nhà hoạch định chính sách, các nhà làm

luật cần đề ra và xây dựng các biện pháp nhằm hỗ trợ công cụ cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện hoạt động M&A.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Định giá doanh nghiệp trong hoạt động MA ở Việt nam. Thực trạng và giải pháp (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w