Tài sản hữu hình

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Định giá doanh nghiệp trong hoạt động MA ở Việt nam. Thực trạng và giải pháp (Trang 43 - 45)

- Phương pháp chiết khấu dòng tiền DCF Phương pháp dùng hệ số

2.6.1 Tài sản hữu hình

2.6.1.1 Phương pháp chiết khấu dòng tiền DCF

Phương pháp này khá phức tạp vì nó đòi hỏi khả năng phân tích, dự đoán tốt tình hình hoạt động kinh doanh trong tương lai, xác định tỷ lệ chiết khấu của doanh nghiệp. Thông tin là một trong những yếu tố quan trọng đối với phương pháp này. Điều này đòi hỏi người định giá phải có tầm quan sát tốt, nhận định những rủi ro, dự báo được xu hướng vĩ mô (lạm phát, lãi suất, chỉ tiêu kinh tế) và vi mô (các yếu tố tác động có khả năng làm thay đổi dòng tiền của doanh nghiệp), cũng như dự báo được tìm năng hoạt động của doanh nghiệp. Với những yếu tố này thì trình độ kỹ năng của các chuyên viên định giá tại Việt Nam còn hạn chế, chưa có khả năng nắm bắt và bao quát hết tầm nhìn

của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đối với doanh nghiệp dự kiến bị phá sản, phương pháp này không xem doanh nghiệp là sự đầu tư luôn tiếp diễn và tạo ra dòng tiền dương cho nhà đầu tư. Ngay cả đối với các doanh nghiệp đang thua lỗ nhưng còn có thể tồn tại được cũng rất khó khăn khi áp dụng vì dòng tiền sẽ phải được dự báo cho đến khi đạt được dòng tiền dương bởi việc chiết khấu về hiện tại một dòng tiền âm sẽ cho ra kết quả giá trị doanh nghiệp âm.

2.6.1.2 Phương pháp hệ số

Người định giá phân tích giá trị của các công ty tương tự trong cùng ngành và sử dụng mức giá đó cho chính doanh nghiệp đang được định giá. Việc áp dụng mức giá so sánh này thường được thực hiện bằng phương pháp hệ số. Với phương pháp này, nhà đầu tư sử dụng số liệu về doanh thu hay lợi nhuận, hoặc EPS của doanh nghiệp, rồi nhân với một hệ số nhân mà có thể chấp nhận trên thị trường. Việc lựa chọn hệ số thích hợp tùy thuộc vào nhận định mang tính chuyên môn của chuyên gia định giá.

Thách thức cơ bản của phương pháp thị trường là, việc xác định các công ty tương tự cùng ngành với các giao dịch gần nhất mà ở đó mà chúng ta có thể quan sát giá trị của các giao dịch. Trên thực tế, người định giá thường tham khảo các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán và các giao dịch riêng lẻ trong thời gian gần nhất với giá giao dịch được công bố với các công ty chưa niêm yết.

Tại Việt Nam, những công ty có có phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán TP HCM và Hà Nội và giá giao dịch liên quan đến các công ty Việt Nam chưa niêm yết thường không được công bố. Do đó, khả năng có thể tìm thấy một tập hợp các công ty tương tự cùng ngành với doanh nghiệp đang được định giá cho phương pháp này cũng khá thấp.

Cần lưu ý rằng, giá giao dịch được xác định một cách có trình tự, đảm bảo rằng giao dịch được thương lượng trên nguyên tắc cạnh tranh thương mại và các bên tham gia không chịu một ép buộc nào – điều này không phải là luôn luôn dễ dàng trong một môi trường kém minh bạch. Người định giá có

thể mở rộng tham khảo các công ty tương tự cùng ngành trong khu vực, tuy nhiên cũng nên xem xét mức độ phù hợp của các doanh nghiệp tương tựu cùng ngành ở nước ngoài.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Định giá doanh nghiệp trong hoạt động MA ở Việt nam. Thực trạng và giải pháp (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w