Phương pháp giá trị tài sản thuần

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Định giá doanh nghiệp trong hoạt động MA ở Việt nam. Thực trạng và giải pháp (Trang 45 - 46)

- Phương pháp chiết khấu dòng tiền DCF Phương pháp dùng hệ số

2.6.2 Phương pháp giá trị tài sản thuần

Phương pháp này khi sử dụng hiện nay gặp khó khăn khi thiếu thông tin thị trường để xác định giá trị còn lại, giá trị thị trường của tài sản hữu hình. Hiện nay, việc xác định định tỷ lệ hao mòn của tài sản để xác định giá trị còn lại là một vấn đề không dễ chút nào khi tại Việt Nam còn thiếu những thông tin, cơ sở để đảm bảo chính xác việc xác định giá trị hao mòn của tài sản, đặc biệt là những tài sản lớn có giá trị như nhà xưởng, máy móc trang thiết bị, … Thực tế việc xác định giá trị tài sản này đòi hỏi người định giá phải hiểu biết thật sâu sắc nguyên lý và giá trị sử dụng của tài sản để có thể khi xác định giá trị tài sản vào thời điểm định giá, xác định giá trị đã qua sử dụng, giá trị còn lại của tài sản thực tế có thể sử dụng được bao lâu để tạo ra hiệu quả làm việc trong tương lai.

Khi xác định giá trị tài sản hữu hình, “gốc giá trị” để xác định chính là giá trị thể hiện trên bảng cân đối kế toán. Tuy nhiên, giá trị này được xây dựng dựa trên chi phí lịch sử, khi doanh nghiệp bán đi thì giá trị lịch sử sẽ không còn phù hợp, chỉ có giá trị thị trường hợp lý mới là quan trọng. Do vậy, một sự điều chỉnh theo giá thị trường bắt buộc sẽ phải được thực hiện. Bất cập xảy ra khi việc xác định giá trị thị trường tại thời điểm định giá vẫn thiên về giá trị sổ sách nhiều hơn do đó không dự đoán được giá trị tương lai của tài sản hữu hình mang lại cho doanh nghiệp.

Định giá doanh nghiệp bằng phương pháp này thường mất nhiều thời gian và chi phí. Để xác định giá thị trường của các loại tài sản hữu hình khác của doanh nghiệp, cần phải có sự tham gia nhiều chuyên gia chuyên định giá cho nhiều loại tài sản khác nhau. Do đó, doanh nghiệp mất nhiều thời gian để tìm

kiếm các chuyên gia và chi phí cho việc định giá các tài sản của doanh nghiệp. Phương pháp này cũng không đưa ra hướng dẫn cụ thể cho việc định giá các tài sản vô hình như danh tiếng, uy tín trên thị trường, nhãn hiệu hàng hóa, sở hữu trí tuệ… do đó việc xác định giá trị của tài sản vô hình sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chủ quan của người định giá dẫn đến việc giá trị của chúng có thể được định giá quá cao hoặc quá thấp so với giá trị thực.

Vì giá trị hữu hình chỉ là giá thị trường của tổng tài sản thực của doanh nghiệp tại thời điểm định giá nên tiềm năng tăng trưởng trong tương lai của doanh nghiệp không được tính đến trong phương pháp này. Giá trị doanh nghiệp theo phương pháp này không phải là giá trị tương lai mà doanh nghiệp sẽ tạo ra. Nếu áp dụng phương pháp này để định giá doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng trong tương lai, giá trị của doanh nghiệp có thể được đánh giá thấp vì khả năng tăng trưởng cao trong tương lai của doanh nghiệp không được tính đến.

Phương pháp định giá giá trị tài sản thực có thể áp dụng cho doanh nghiệp “có vấn đề” đang trong giai đoạn thua lỗ có dòng tiền tương lai âm vì đối với các doanh nghiệp này việc dự đoán dòng tiền tương lai sẽ rất khó khăn vì doanh nghiệp có khả năng bị phá sản.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Định giá doanh nghiệp trong hoạt động MA ở Việt nam. Thực trạng và giải pháp (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w