- Phương pháp chiết khấu dòng tiền DCF Phương pháp dùng hệ số
2.6.3 Tài sản vô hình
Trước đây, tài sản hữu hình được xem là phần chính trong giá trị doanh nghiệp. Việc thẩm định khả năng sinh lợi và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn dựa vào những chỉ số như suất sinh lợi của vốn đầu tư, tài sản và của vốn chủ sở hữu; tất cả đều không xét đến các tài sản vô hình.
Bộ tài chính đã có thông tư 146/2007/TT-BTC ban hành 06/12/2007 về việc hướng dẫn xác định giá trị tài sản vô hình đối với các doanh nghiệp nhà nước khi chuyển sang CTCP. Theo thông tư này thì có hai phương pháp để định giá giá trị tài sản vô hình:
- Phương pháp tài sản
- Phương pháp chiết khấu dòng tiền
Tuy nhiên, các doanh nghiệp cảm thấy không hợp lý và rất khó áp dụng. Một phần, thông tư này đưa ra và chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp nhà nước định giá khi chuyển sang loại hình CTCP, trong khi đó hoạt động M&A không chỉ giới hạn ở loại hình doanh nghiệp này, mà đang trong quá trình cạnh tranh, cần tiến hành định giá để thâu tóm hoặc hợp nhất giúp doanh nghiệp vững mạnh hơn và nâng cao hiệu quả cạnh tranh.
Thông tư này đưa ra việc xác định “Giá trị lợi thế kinh doanh” gồm “giá trị lợi thế vị trí địa lý” + “giá trị thương hiệu”. Tuy nhiên, việc xác định các giá trị trong thông tư này thiên về giá trị sổ sách nhiều hơn và các tiêu chí để xác định khi áp dụng thực tế cũng rất khó áp dụng. Phương pháp định giá trên giá trị tài sản không phản ánh được khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Còn phương pháp chiết khấu dòng tiền phức tạp và cần đầy đủ thông tin (thường chỉ có được ở những nền kinh tế phát triển).
Giá trị thương hiệu là một phần rất quan trọng trong giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp, góp phần nâng cao giá trị của doanh nghiệp. Hiện nay trên thế giới, có khá nhiều phương pháp định giá thương hiệu. Tuy nhiên, việc xác định giá trị thương hiệu chưa được doanh nghiệp quan tâm do một phần việc sử dụng các phương pháp để định giá thương hiệu khi áp dụng tại Việt Nam thường gặp khó khăn. Có nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó phải kể đến hệ thống sổ sách kế toán của Doanh nghiệp chưa được minh bạch. Khi tiến hành định giá thương hiệu thì doanh nghiệp phải thực hiện các nghiên cứu và đánh giá về thị trường một cách bài bản và nghiêm túc, đặc biệt trong trường hợp doanh nghiệp muốn kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương hiệu cho các đối tác.
Hiện nay, các công ty ở Việt Nam thực hiện nghiệp vụ thẩm định giá tài sản có khả năng thẩm định các tài sản vô hình là rất ít, nhất là các thương hiệu có
uy tín trên thị trường. Bên cạnh đó, một lần nữa phải nhắc lại là khung pháp lý cho việc định giá thương hiệu là còn ít và chưa rõ ràng (Nghị định 59/2011/NĐ- CP của chính phủ, thông thư 202/2011/TT-BTC của Bộ tài chính. Mỗi một tổ chức, sản phẩm hay dịch vụ đều có một cái tên, nhãn, mác…, và chỉ thành “thương hiệu”, có đời sống, có “hồn” khi nó ghi dấu ấn trong tâm trí của khách hàng về “uy tín, sự thân quen hay giá trị” mà nó mang lại, và quá trình đó được bồi đắp bằng các hoạt động truyền thông - quảng bá, bằng quá trình tạo dựng uy tín doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm/dịch vụ, bằng các khoản ngân sách marketing hàng năm. Mỗi thương hiệu lại có những nhóm cộng đồng, khách hàng mục tiêu khác nhau, từ đối tác, người tiêu dùng được chia thành nhiều nhóm theo cấp độ, các cơ quan quản lý, các quan hệ xã hội, báo giới…
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Hoạt động M&A tại Việt Nam hiện nay vẫn chưa phát triển như đúng
với tiềm năng vốn có của nó, có thể thấy rằng thiếu cơ sở pháp lý là nguyên
nhân khiến cho cả cơ quan Nhà nước lẫn giới đầu tư chưa thực sự an tâm với hoạt động mua bán và sáp nhập tại Việt Nam. Phương pháp định giá giá trị trong hoạt động M&A khi áp dụng tại Việt Nam vẫn còn gặp một số hạn chế do một số điều kiện khách quan và chủ quan. Chính vì vậy, việc tìm ra những bất cập, thách thức của M&A trong quá trình thực hiện và kiến nghị một số điều kiện để nâng cao hiệu quả hoạt động của M&A tại Việt Nam là mục tiêu chính của chuyên đề.
CHƯƠNG 3