Pháp luật cần ghi nhận hình thức nuôi con nuôi đầy đủ bên cạnh hình thức nuôi con nuôi đơn giản. Bởi vì, so với hình thức nuôi con nuôi đơn giản, hình thức nuôi con nuôi đầy đủ đảm bảo tốt hơn các quyền của trẻ em, đặc biệt là quyền được sống trong gia đình. Mặt khác, việc quy định hình thức nuôi con nuôi đầy đủ làm pháp luật nuôi con nuôi nước ta tương đồng với pháp luật các nước và pháp luật quốc tế. Tuy nhiên, mỗi hình thức pháp luật nuôi con nuôi có hậu quả pháp lý nên quy định hình thức nuôi con nuôi đầy đủ, pháp luật cần quy định rừ hậu quả pháp lý trong mỗi hình thức nuôi con nuôi.
KẾT LUẬN
Nuôi con nuôi là một chế định pháp lý quan trọng trong pháp luật về Hôn nhõn và Gia đình, không chỉ có ý nghĩa trong phạm vi một quốc gia mà cũn là vấn đề chung của toàn cầu. Chế định nuôi con nuôi đã góp phần vào việc chăm sóc bảo vệ và giáo dục trẻ em, đặc biệt đối với những trẻ có hoàn cảnh đặc biệt: trẻ mồ côi, lang thang cơ nhỡ, tàn tật... đảm bảo cho các em được chăm sóc, nuôi dưỡng, được phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần trong môi trường gia đình trọn vẹn. Ngoài ra nuôi con nuôi cũn là phương thức để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người nhận nuôi trong quan hệ nuôi con nuôi qua việc xác lập quan hệ cha mẹ và con.
Vấn đề nuôi con nuôi được quy định khá cụ thể và đầy đủ trong Luật Hôn nhõn và Gia đình có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định các vấn đề có liên quan đến việc nuôi con nuôi.Tuy nhiên, do sự phát triển của nền kinh tế và xã hội đã tác động đến các quan hệ xã hội nói chung và quan hệ nuôi con nuôi nói riêng, một số quy định của pháp luật vẫn chưa phù hợp với thực tế, một số vấn đề cũn chưa được quy định rừ ràng, cụ thể, đáp ứng được yêu cầu thực tế.
Với tư cách là hình thức trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, hoàn thiện pháp luật nuôi con nuôi là một yêu cầu tất yếu khách quan nhằm bảo vệ tốt hơn các quyền của trẻ em, đảm bảo cho trẻ em được chăm sóc tốt nhất trong môi trường gia đình.
Hoàn thiện pháp luật nuôi con nuôi làm giảm bớt những vướng mắc, khó khăn khi áp dụng trong thực tiễn, đảm bảo được mục đớch của việc nuôi con nuôi là vì lợi ích tốt nhất của trẻ em, mang lại cho những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt một mái ấm gia đình. Hoàn thiện pháp luật nuôi con nuôi có ý nghĩa đặc biệt, và cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ nuôi con nuôi. Để hoàn thiện pháp luật nuôi con nuôi cần phải sửa đổi, bổ sung một số quy phạm của pháp luật nuôi con nuôi làm cho các quy định của
Luật mang tính đồng bộ, thống nhất, để có thể đáp ứng được yêu cầu cao nhất của việc nuôi con nuôi là bảo vệ quyền được sống trong gia đình của trẻ em.
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” là mục đích của Việt Nam và cộng đồng Quốc tế trên thế giới hướng tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Luật Dõn sự nước CHXHCN Việt Nam năm 2005. 2. Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 3. Luật Hôn nhõn và gia đình năm 2000
4. Nghị quyết số 01/NQ – HĐTP TANDTC ngày 20/01/1988 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhõn và Gia đình.
5. Nghị định số 158/CP/2005 ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký hộ tịch và quản lý hộ tịch
6. Giáo trình Luật Hôn nhõn và Gia đình khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. ThS. Ngô Thị Hường – “Về chế độ nuôi con nuôi trong Luật Hôn nhõn và Gia đình” Tạp chí Luật học số 3/2001.
8. Nguyễn Phương Lan – “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật Việt Nam năm 2000” (Luận án Thạc sĩ).
9. TS. Nguyễn Phương Lan – “Cần hoàn thiện các quy định về chấm dứt việc nuôi con nuôi và huỷ nuôi con nuôi” - Tạp chí Toà án số 24/2005.
10. TS. Nguyễn Phương Lan – “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật Việt Nam”.