Quan hệ nuôi con nuôi được xác lập trên cơ sở pháp lý.Khi các chủ thể trong quan hệ đó cảm thấy không cần thiết, không có khả năng duy trì hoặc việc kéo dài quan hệ nuôi con nuôi sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của cỏc bờn thỡ trước hết chính họ là những người có quyền yêu cầu chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi dựa trên những căn cứ do pháp luật quy định.Những người có quyền yêu cầu đó bao gồm là:
- Con nuôi đã thành niên - Cha đẻ, mẹ đẻ
- Người giám hộ của con nuôi - Cha nuôi, mẹ nuôi.
Tất cả những chủ thể trên đều có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định chấm dứt việc nuôi con nuôi. Đây là những người có vai trò quan trọng trong việc thể hiện ý chí của mình đối với việc nuôi con nuôi.
Ngoài ra, quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuụi cũn được thực hiện qua: Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em (nay là Ủy ban Dân số-Gia đỡnh-Trẻ em) và Hội lien hiệp phụ nữ (Khoản 3 Điều 77 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000). Đây là những cơ quan, tổ chức xã hội có chức năng bảo vệ quyền lợi của cá nhân trong tổ chức mỡnh.Theo pháp luật Tố tụng, các cơ quan,tổ chức này có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định chấm dứt việc nuôi con nuôi.
Như vậy, những người có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định chấm dứt việc nuôi con nuôi là khá rộng nhằm đảm bảo cho các chủ thể trong quan hệ nuôi con nuôi, đặc biệt đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em.quy định cụ thể về những người có quyền yêu cầu Tòa án chấm dứt việc nuôi con nuụi đó
tạo ra một hành lang pháp lý cho cỏc bờn được bảo vệ và tự quyết định cuộc sống cho bản thân.