người chăm súc, nuụi dưỡng.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì việc nuôi con nuôi chỉ làm phát sinh quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi. Người con nuôi không có mối liên hệ pháp lý nào với các thành viên trong gia đình cha mẹ nuôi ngoài mối quan hệ với cha mẹ nuôi giữa người con nuôi và các thành viên trong gia đình cha mẹ nuôi không có các quyền và nghĩa vụ với nhau, đặc biệt là nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng. Do đó, khi cha mẹ nuôi chết, người con nuôi là trẻ em sẽ không cũn người chăm sóc, nuôi dưỡng, đặc biệt khi người con nuôi là trẻ em mồ côi, trẻ không xác định được cha mẹ. Mặt khác, theo quy định tại Khoản 2 Điều 68 Luật Hôn nhõn và Gia đình “một người chỉ có thể làm con nuôi của một người hoặc của hai người là vợ chồng”. Theo đó, có thể hiểu một người đang là con nuôi của một người hoặc hai vợ chồng thì không thể được nhận làm con nuôi người khác. Tuy nhiên, Luật lại không cấm một người có thể được nhận làm con nuôi nếu người đó đã chấm dứt
quan hệ nuôi con nuôi đã xác lập trước. Bởi vậy, một người có thể làm con nuôi người khác nếu đã chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi đã xác lập trước. Quan hệ nuôi con nuôi chỉ chấm dứt khi có các căn cứ được quy định tại Điều 76 Luật Hôn nhõn và Gia đình mà trong các căn cứ này lại không có trường hợp cha mẹ nuôi chết. Theo đó, nếu cha mẹ nuôi chết thì người con nuôi vẫn không thể được cho làm con nuôi người khác. Do đó, để đảm bảo cho trẻ em được nhận làm con nuôi có thể được chăm sóc nuôi dưỡng khi mà cha mẹ nuôi chết, pháp luật cần quy định trường hợp này trong một điều khoản riêng mà không phải là căn cứ chấm dứt nuôi con nuôi. Theo đó, có thể quy định theo hướng nếu cha mẹ nuôi chết thì người con nuôi có thể được nhận làm con nuôi người khác. Tuy nhiên, pháp luật cần quy định rừ hậu quả pháp lý của trường hợp này để tránh xảy ra tranh chấp.