Khi quan hệ nuôi con nuôi được xác lập, về nguyên tắc, các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con sẽ phát sinh giữa cỏc bờn.Vậy khi chấm dứt việc nuôi con nuụi thỡ cỏc quyền và nghĩa vụ về nhân thân, và tài sản giữa cha mẹ và con cũng chấm dứt giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi
- Về quan hệ nhân thân:
Các quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa cha mẹ và con sẽ chấm dứt.Khi quan hệ nuôi con nuôi chấm dứt, nếu người con nuôi đã thành niên thì họ có quyền sống độc lập, tự chăm lo cho cuộc sống riêng của bản thân mà không phụ thuộc vào bố mẹ đẻ. Nếu con nuôi là người chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật,mất năng lực hành vi dõn sự;khụng có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuụi mỡnh, thì Tòa án ra quyết định giao người đó cho cha mẹ đẻ hoặc cá nhân, tổ chức trông nom, nuôi dưỡng (khoản 1 Điều 78 Luật Hôn nhân và Gia đình nam 2000).Quy định này đảm bảo cho người con nuôi chưa thành niên có đủ điều kiện được chăm súc,giỏo dục, phát trienr.
Về quyền đối với họ tên, khi quan hệ nuôi con nuôi chấm dứt thì người con nuôi vẫn có quyền mang họ tên khi họ được nhận làm con nuụi.Tuy nhiờn,nếu như người con nuụi đó thành niên hoặc cha mẹ đẻ của người con nuôi chưa thành niên không muốn người này tiếp tục mang họ tên mà cha mẹ nuôi đã thay đổi thì họ có thể yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyốn công nhận việc lấy lại họ tên mà cha,mẹ đẻ đã đặt. Việc công nhận này được thực hiện dưới hình thức cải chính hộ tịch tại co quan hộ tịch.
- Về quan hệ tài sản :
Việc giải quyết tài sản khi chấm dứt việc nuôi con nuôi dựa trên nguyên tắc: nếu con nuôi có tài sản riờng thỡ được nhân lại tài sản đó. Trường hợp người con nuôi có công đóng góp xây dựng khối tài sản chung của gia đình cha mẹ nuụi,thỡ được trích một phấn từ khối tài tài sản chung đú trờn cơ sở thỏa thuận
giữa cỏc bờn.Nếu giữa cỏc bờn không thể tự thỏa thuận được phân chia tài sản đú thì họ có thể yêu cầu Tòa án giải quyết (khoản 2 Điều 78).Việc giải quyờt của Tòa án dựa trên việc xác định công sức đóng góp của người con nuôi vào khối tài sản chung.
Tóm lại, chế định nuôi con nuôi theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 đã được quy định khá cụ thể và rõ ràng.tuy nhiên, một số các quy định của pháp luật về các vấn đề liên quan đến việc nuôi con nuôi còn thiếu và khụng cỡn phự hợp.Do đó, chế định về con nuôi cần có sự sửa đổi,bổ sung và hoàn thiện nhằm giải quyết những vướng mắc còn tồn tại trong quan hệ nuôi con nuôi.
Chương 3
THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ NUÔI CON NUễI VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.1.Vài nét về tình hình nhận nuôi con nuôi trong nước những năm qua.
Theo số liệu thống kê của Bộ Tư pháp, từ năm 2001 đến năm 2004, tình hình nhận nuôi con nuôi có chiều hướng tăng mạnh.
Tình hình nhận nuôi con nuôi năm 2001 đến năm 2004
Năm/Số trẻ Trong nước Nước ngoài Tổng số
2001 1754 1127 2881 2002 1526 1392 2918 2002 1526 1392 2918 2003 1916 807 2723 2004 2019 600 2619
Qua bảng số liệu trên có thể dễ dàng nhận thấy số trẻ em được nhận làm con nuôi trong nước những năm qua tăng lên đáng kể.Trung bỡnh mừi năm cú trờn 1800 trẻ em được nhận làm con nuụi.Năm 2001 có 1754 trẻ em được nhận làm con nuôi thì đến năm 2004, số trẻ em được nhận làm con nuôi đã tăng lên là 2019.So với số trẻ em được nhận làm con nuôi nước ngoài thì số trẻ em được nhận làm con nuôi trong nước lương cao hơn, đặc biệt là trong 2 năm 2003 – 2004. So với các trường hợp nhận nuôi con nuôi thì số lượng trẻ được nhận làm con nuôi trong nước cao hơn rất nhiều. Trong cả nước, tỷ lệ các trường hợp chấm dứt nuôi con nuôi là rất nhỏ. Ví dụ tại Toà án nhõn dõn Quận Thanh Xuõn Hà Nội, trong năm 2007 không thụ lý giải quyết vụ việc nào về chấm dứt nuôi con nuôi, đến tháng 3 năm 2008 Toà án mới thụ lý giải quyết 1 vụ việc chấm dứt nuôi con nuôi. Nguyên nhõn giải thích cho việc nhận nuôi con nuôi tăng lên trong một số năm qua là: Tình hình kinh tế xã hội phát triển nhiều gia đình có điều kiện kinh tế khá giả đã nhận nuôi con nuôi, đồng thời số cặp vợ chồng vô sinh có chiều hướng tăng lên nhiều, nên họ có mong muốn nhận nuôi con nuôi. Mặt khác kể từ thời điểm Luật Hôn nhõn và Gia đình năm 2000 có hiệu lực pháp luật, các quy định của pháp luật cụ thể, rừ ràng hơn, thủ tục đăng ký nhận nuôi con nuôi đã đơn giản hơn, ý thức pháp luật của người dõn được nõng cao nên người dõn khi nhận nuôi con nuôi đã tự giác đi đăng ký nhận nuôi con nuôi nhiều hơn so với trước đõy, các trường hợp nuôi con nuôi thực tế chỉ cũn tồn tại ở một số đồng bào dõn tộc thiểu số, các vùng địa phương hẻo lánh. Số trẻ em được nhận làm con nuôi ngày càng được đảm bảo, được chăm sóc, được nuôi dưỡng trong tình thương yêu của cha mẹ nuôi, các em được sống trong một gia đình trọn vẹn.