Một số vướng mắc khi thực hiện pháp luật nuôi con nuôi.

Một phần của tài liệu con nuôi trong luật hôn nhân và gia đình việt nam năm 2000 (Trang 33 - 35)

So với số lượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt thì số trẻ em được nhận làm con nuôi chỉ chiếm ở tỷ lệ rất nhỏ trong các biện pháp trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh d đặc biệt. Điều đó cho thấy mặc dù việc nuôi con nuôi đã được xã hội quan tõm nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của việc trợ giúp trẻ em. Điều đó là

do có nhiều nguyên nhõn nhưng nguyên nhõn chủ yếu là pháp luật về nuôi con nuôi cũn nhiều bất cập chưa phù hợp với thực tiễn, nhiều quy định cũn chưa rừ ràng, cụ thể như mục đích của việc nuôi con nuôi, điều kiện nuôi con nuôi về chấm dứt nuôi con nuôi, đặc biệt là hậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôi.

Mục đích nuôi con nuôi được quy định trong Điều 67 Luật Hôn nhõn và Gia đình là chưa rừ ràng, cụ thể, làm cho các bên đương sự và ngay cả những người có thẩm quyền nhiều khi không xác định đúng mục đích nuôi con nuôi, dẫn đến cách hiểu phiến diện, không đầy đủ.

Về điều kiện nuôi con nuôi, trường hợp người nhận nuôi con nuôi là hai vợ chồng thì cả hai vợ chồng cùng phải thoả món tất cả những điều kiện luật định. Nhưng trong thực tế, nếu có một số trường hợp bắt buộc cả hai vợ chồng cùng thoả món tất cả các điều kiện trên, đặc biệt là điều kiện khoảng cách tuổi tác là không hợp lý, không bảo vệ được quyền của trẻ em, không đảm bảo cho trẻ em có được một gia đình trọn vẹn. Đó là trường hợp vợ, chồng nhận con riêng của chồng hoặc vợ làm con nuôi, nếu buộc người vợ hoặc người chồng phải thoả món điều kiện về khoảng cách 20 tuổi so với con nuôi là không hợp lý vì có thể họ không đáp ứng được điều kiện đó. Do đó, không thiết lập được quan hệ nuôi con nuôi, giữa họ chỉ phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa cha dượng, mẹ kế mà không phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con nên không đảm bảo cho trẻ được chăm sóc, nuôi dưỡng trong một gia đình trọn vẹn, đầy đủ.

Về hậu quả pháp lý của nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật thì hình thức nuôi con nuôi theo pháp luật nước ta là hình thức nuôi con nuôi đơn giản, nên tuy trẻ đã được nhận làm con nuôi nhưng không làm chấm dứt hoàn toàn mối liên hệ pháp lý với cha mẹ đẻ. Luật đã quy định cha mẹ nuôi và con nuôi phát sinh quan hệ cha mẹ và con. Hai bên có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con như cha mẹ đẻ và con đẻ. Tuy nhiên, Luật lại không quy định rừ quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và cha mẹ đẻ, các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ đẻ và người đã được cho làm con nuôi, ngoài một số quyền như quyền thừa kế, quyền của con là con thương binh, con liệt sĩ, con người có công với

cách mạng, nên nếu xảy ra tranh chấp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi sẽ không có cơ sở pháp lý để giải quyết.

Về chấm dứt nuôi con nuôi, tuy Luật đã quy định cụ thể các căn cứ chấm dứt nuôi con nuôi nhưng các căn cứ được Luật quy định cũn chưa phù hợp với thực tế, không rừ ràng. Đồng thời, Luật cũng chưa quy định cụ thể đường lối giải quyết chấm dứt nuôi con nuôi trong từng trường hợp, gõy khó khăn cho việc áp dụng giải quyết chấm dứt nuôi con nuôi.

Một phần của tài liệu con nuôi trong luật hôn nhân và gia đình việt nam năm 2000 (Trang 33 - 35)