Liều dùng

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng vancomycin ở bệnh viện bạch mai (Trang 26 - 29)

a. Liều dùng đường uống:

 Người lớn: để điều trị viêm ruột kết màng giả do S.aureus hoặc C.difficile

liều khuyến cáo là 0,5-2g/ngày chia làm 3 hoặc 4 lần, sử dụng trong vòng 7 đến 10 ngày [25].

 Trẻ em: liều khuyến cáo là 40mg/kg cân nặng/ngày chia làm 3 hoặc 4 lần, sử dụng trong vòng 7 đến 10 ngày. Liều dùng đường uống của vancomycin ở trẻ em không được vượt quá 2g/ngày [25].

b. Liều dùng đường tiêm:

Trên thế giới có nhiều khuyến cáo khác nhau về liều dùng đường tiêm của vancomycin. Theo AHFS, liều dùng được lựa chọn dựa trên độ tuổi, tình trạng nhiễm khuẩn của bệnh nhân [25]. Các chế độ liều được AHFS khuyến cáo được trình bày trong các bảng 1.1, 1.2 và 1.3.

Bảng 1.1. Liều dùng đường tiêm của vancomycin theo AHFS dựa theo tuổi

Tình trạng bệnh nhân Liều dùng được khuyến cáo

Bệnh nhân người lớn có chức năng thận bình thường

0,5g/6h hoặc 1g/12h

Trẻ em dưới 1 tuần tuổi có chức năng thận bình thường

Liều khởi đầu là 15mg/kg cân nặng, liều duy trì là 10mg/kg mỗi 12h

Trẻ em từ 1 tuần tuổi đến 1 tháng tuổi có chức năng thận bình thường

Liều khởi đầu là 15mg/kg cân nặng, liều duy trì là 10mg/kg mỗi 8h

Trẻ em trên 1 tháng tuổi có chức năng thận bình thường

Bảng 1.2. Liều dùng đường tiêm của vancomycin theo tình trạng nhiễm khuẩn

Bệnh nhiễm khuẩn Liều dùng được khuyến cáo

Viêm màng trong tim 30mg/kg cân nặng chia làm 2 lần, tối đa 2g mỗi ngày.

Dự phòng viêm màng trong tim Liều đơn độc 1-1,5g truyền tĩnh mạch trong vòng 1-2h và kết thúc trước khi bắt đầu phẫu thuật 30 phút

Dự phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật

Liều đơn độc 1g truyền tĩnh mạch trong vòng 1-2h và kết thúc trước khi bắt đầu phẫu thuật

Trong “Hướng dẫn điều trị của Australia”(Therapeutic guidelines), liều dùng đường tiêm của vancomycin được lựa chọn dựa trên độ tuổi và chức năng thận của bệnh nhân. Các chế độ liều dùng cụ thể được trình bày ở bảng 1.3 và 1.4.

Đối với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi, liều dùng được tính theo hệ số thanh thải creatinin theo bảng sau:

Bảng 1.3. Liều dùng vancomycin đường tiêm đối với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi dựa trên chức năng thận theo Therapeutic guidelines 2010 [15]

Hệ số thanh thải

creatinin ClCr

(ml/phút)

Liều khởi đầu(g) Khoảng đưa liều(giờ) Nồng độ đáy mục tiêu (µg/ml) > 90 1,5 12 15±3 60 - 90 1 12 15±3 20 - 59 1 24 15±3 <20 1 48 15±3

Liều dùng được khuyến cáo đối với đối tượng trẻ em có chức năng thận bình thường được trình bày ở bảng 1.4. Các bệnh nhân nhi có chức năng thận bất thường cần tham khảo ý kiến các chuyên gia điều trị.

Bảng 1.4. Liều dùng vancomycin đường tiêm cho trẻ em dưới 12 tuổi theo Therapeutic guidelines 2010 [15]

Tuổi Liều khởi đầu Nồng độ đáy mục tiêu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(µg/ml) Trẻ sơ sinh dưới 34 tuần

tuổi

25 mg/kg/24h 15±3

Trẻ sơ sinh từ 34-44 tuần tuổi

25 mg/kg/12h 15±3

Trẻ em dưới 12 tuổi 30 mg/kg ,tối đa 1,5g mỗi 12h

15±3

PHẦN 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để giải quyết được 3 mục tiêu đã đặt ra, đề tài gồm có 2 giai đoạn:

 Giai đoạn tiến cứu: nhằm mục tiêu khảo sát khả năng đạt mục tiêu AUC0-

24/MIC của các bệnh nhân đang được sử dụng vancomycin ở bệnh viện Bạch Mai và đánh giá tương quan giữa chỉ số Ctrough và AUC0-24/MIC, từ đó đánh giá khả năng sử dụng chỉ số Ctrough để dự đoán AUC0-24/MIC

 Giai đoạn hồi cứu: nhằm mục tiêu khảo sát tình hình sử dụng vancomycin tại bệnh viện Bạch Mai trên các tiêu chí: chỉ định, liều dùng, cách dùng, phối hợp kháng sinh, thời gian sử dụng, tương tác thuốc, theo dõi tác dụng không mong muốn và hiệu quả điều trị.

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng vancomycin ở bệnh viện bạch mai (Trang 26 - 29)