Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại hotel continental 1 (Trang 32 - 113)

Doanh thu trong kỳ Năng suất lao động =

Tổng số lao động trong kỳ

Lợi nhuận trong kỳ Lợi nhuận bình quân

cho 1 lao động = Tổng số lao động trong kỳ

Chỉ tiêu này cho thấy với mỗi lao động trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ. Dựa vào chỉ tiêu này để so sánh mức tăng hiệu quả của mỗi lao động trong kỳ.

b/ Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn

Lợi nhuận sau thuế Hiệu quả sử dụng vốn (ROE) =

Vốn chủ sở hữu

Khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) thể hiện qua mối quan hệ giữa lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp với vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này cho biết với một đồng vốn tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp. ROE cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn chủ sở hữu có hiệu quả. Ngược lại, nếu tỷ lệ này thấp thì doanh nghiệp khó khăn trong việc thu hút vốn đầu tư.

c/ Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng hợp

Nhóm chỉ tiêu này phản ánh hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, được dùng để so sánh giữa các doanh nghiệp với nhau và so sánh trong doanh nghiệp qua các thời kỳ để xem xét doanh nghiệp hoạt động có đạt hiệu quả cao hơn hay không.

x 100

Chỉ tiêu này cho thấy doanh nghiệp đã tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ một đồng doanh thu.

- Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí

x 100

Chỉ tiêu này phản ánh trình độ lợi dụng các yếu tố chi phí trong sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này cho thấy với một đồng chi phí thì tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận.

- Hiệu quả kinh doanh theo chi phí

Chỉ tiêu này cho thấy với một đồng chi phí thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.

Lợi nhuận thuần Tỷ suất lợi nhuận thuần

trên doanh thu thuần =

Doanh thu thuần

Lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận theo

chi phí = Tổng chi phí

Doanh thu Hiệu quả kinh doanh

theo chi phí

=

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Ở HOTEL CONTINENTAL SAIGON (KHÁCH SẠN HOÀN CẦU)

2.1. KHÁI QUÁT VỀ HOTEL CONTINENTAL SAIGON 2.1.1. Quá trình thành lập

Hotel Continental Saigon tọa lạc tại 132-134 Đồng Khởi (xưa là đường Catinat), Quận 1, là một khách sạn nổi tiếng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Khách sạn bắt đầu được xây vào năm 1878 dưới thời Pháp thuộc, là tác phẩm của Pierre Cazeau - một nhà sản xuất vật liệu xây dựng và trang thiết bị gia dụng. Toà nhà được thiết kế theo lối kiến trúc Pháp lãng mạn và cổ điển - trở thành một trong những địa điểm sang trọng nhất Sài Gòn lúc bấy giờ. Việc xây dựng mất hai năm và “Hotel Continental” được khánh thành và đi vào hoạt động vào năm 1880. Khách chủ yếu là giới quan chức Pháp, khách bộ hành, khách du lịch thượng lưu.

Năm 1911, Hotel Continental được Công tước De Montpensier (người xây Lầu Ông Hoàng ở Phan Thiết) mua lại và chỉnh trang.

Năm 1930, khách sạn được bán cho một tay trùm tội phạm từ đảo Corse tên Mathieu Francini. Sau khi Chủ nghĩa thực dân Pháp sụp đổ, ông rời Việt Nam và giao khách sạn cho con trai mình là Philipo Francini vào năm 1964.

Trong thế chiến thứ hai (1939-1945), khách sạn được mọi người biết đến với cái tên độc đáo là “Radio Catinat”.

Trong những thập niên 1960-1970, chánh phủ Sài Gòn bắt các cơ sở thương mại phải dùng bảng hiệu tiếng Việt, vì thế khách sạn có tên là "Đại Lục Lữ Quán".

Vài tuần lễ sau ngày 30/04/1975, khách sạn bị đóng cửa, chịu sự quản lý của Nhà nước Việt Nam. Năm 1976, Hotel Continental Saigon hoạt động trở lại dưới sự quản lý của Công ty cung ứng tàu biển Sài Gòn, lấy tên là khách sạn Hải Âu. Do không biết tu sửa và kinh doanh, khách sạn xuống cấp trầm trọng vào năm 1985.

Năm 1986, Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh quyết định giao khách sạn cho Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigon Tourist) quản lý. Năm 1987, Tổng công ty Du lịch Sài Gòn quyết định đóng cửa khách sạn, chi ra 2,5 triệu USD để trùng tu nâng cấp dựa trên lối kiến trúc cổ kính sang trọng vẫn được giữ nguyên.

Hình 2.1: Hình ảnh Hotel Continental Saigon

Ngày 27/9/1989, khách sạn chính thức khai trương với cái tên Hotel Continenetal Saigon (khách sạn Hoàn Cầu) - trở thành một trong những điểm hẹn cho thương nhân và khách du lịch khi đến Thành phố Hồ Chí Minh.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Hotel Continental Saigon

2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức của Hotel Continental Saigon

Bộ máy được tổ chức theo kiểu trực tiếp chức năng. Trong đó, những người lãnh đạo trực tiếp chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện và được toàn quyền quyết định trong đơn vị mình phụ trách. Cơ cấu tổ chức quản trị được xây dựng dựa trên nguyên lý: mỗi cấp chỉ có một cấp trên quản lý trực tiếp, mối quan hệ chủ yếu trong cơ cấu tổ chức này được thiết lập chủ yếu theo chiều dọc.

Hotel Continental Saigon được tổ chức và hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Giám đốc Vương Anh Tuấn và hai Phó Giám đốc. Còn việc

chịu trách nhiệm về các phòng ban là các quản lý và các supervior theo mô hình trực tuyến và hoạt động dưới sự quản lý chặt chẽ của Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist) theo cơ chế hoạch toán, báo sổ.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Hotel Continental Saigon

(Nguồn: Phòng Kế hoạch & Tổ chức Hotel Continental Saigon) 2.1.2.2. Nhiệm vụ - chức năng của các bộ phận đặc trưng

a. Ban Giám đốc: gồm một Giám đốc và hai Phó Giám đốc.

Giám đốc: trực tiếp quản lý việc kinh doanh khách sạn. Là người đại diện hợp pháp về nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền lợi của toàn thể nhân viên khách sạn trước Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist).

Phó Giám đốc: là người hỗ trợ đắc lực cho Giám Đốc, giải quyết mọi công việc trong khả năng khi Giám Đốc vắng mặt.

Giám Đốc

Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc

Đại Diện Lãnh Đạo Môi

Trường

Ban Kiểm Tra Chất Lượng Thu ngân Bộ phận Front Office Bộ phận Buồng Phòng Bộ phận Kế toán Bộ phận Sale & Marketing Bộ phận Kỹ thuật Bộ phận Kế hoạch & Tổ chức Bộ phận F&B Bộ phận Vệ sinh khu vực công cộng Đặt phòng Lễ tân Tổng đài Business centre PCCC Bảo vệ Nhà hàng Continental Palace Nhà hàng Ý Bar Massage Fitness centre Bếp Bếp

Ban Giám đốc được coi là trái tim của khách sạn. Khách sạn hoạt động hiệu quả hay không là nhờ sự chỉ đạo tài tình, sáng suốt của các thành viên Ban Giám Đốc. Những người trong Ban Giám Đốc đều có trình độ học vấn và chuyên môn cao, có tài lãnh đạo và được sự tín nhiệm của Tổng công ty Du lịch Sài Gòn.

b. Bộ phận Kế hoạch & Tổ chức

Bộ phận Kế hoạch & Tổ chức chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám Đốc. Bộ phận này không phục vụ khách hàng, không dính dáng gì đến kinh doanh nhưng nó đóng vai trò quan trọng để khách sạn hoạt động có hiệu quả. Bộ phận này được chia thành 3 bộ phận chức năng nhỏ: Khâu tuyển mộ nhân viên, khâu đào tạo và khâu quản lí phúc lợi.

c. Bộ phận Kế toán

Vai trò của bộ phận Kế toán là ghi chép lại một cách chính xác, kịp thời các giao dịch về tài chính, diễn giải về các bản báo cáo tài chính, cung cấp cho ban quản lý các bộ phận khác bản báo cáo định kì về tình hình tài chính, hoạt động kinh tế và hiệu quả kinh doanh của khách sạn. Nhiệm vụ chủ yếu của bộ phận Kế toán bao gồm:

- Chuẩn bị bảng lương, trả lương cho nhân viên.

- Kịp thời hoạch toán một cách chính xác thu chi, kiểm tra tình hình tài vụ, hoạt động kinh tế và hiệu quả kinh doanh của khách sạn, cung cấp cho Giám Đốc những thông tin chi tiết về kế toán, tài vụ.

- Tăng cường quản lý kế hoạch, lập kế hoạch tài vụ, tăng cường hạch toán kinh tế, làm tốt công tác kiểm soát chi tiêu, tiết kiệm chi phí.

- Tăng cường công tác tài vụ, kiểm tra tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế, phản ánh tình hình quản lý kinh doanh, tổng kết kinh nghiệm phát hiện những vấn đề biến động về chi phí.

- Huy động và tích lũy vốn, phân phối và sử dụng vốn một cách hợp lý để tạo hiệu quả kinh tế ngày càng cao.

- Mục tiêu quản lý của bộ phận kế toán là dưới sự lãnh đạo của giám đốc, triệt để phát huy tác dụng của công tác dự báo, kế hoạch diều tiết và giám sát

giúp khách sạn không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế và trình độ quản lý kinh doanh.

d. Bộ phận Sales & Marketing

Đây một trong những bộ phận quan trọng nhất của khách sạn bởi đây là cầu nối giữa khách sạn và thị trường. Bộ phận Sales & Marketing tìm kiếm khách hàng và bán sản phẩm dịch vụ của khách sạn, mang nguồn thu về cho khách sạn. Nhiệm vụ chính của bộ phận này:

- Hoạch định và quản lý chiến lược, hoạt động marketing của khách sạn. - Biên soạn và thực hiện chương trình quảng cáo. Phát triển thương hiệu của khách sạn qua các kênh quảng cáo phù hợp với định hướng chiến lược của Hotel Continental Saigon.

- Quản lý và thực hiện các hoạt động PR – Quan Hệ Cộng Đồng – liên quan đến việc xây dựng hình ảnh của Hotel Continental.

- Phân tích và nghiên cứu nhu cầu khách hàng, thị trường, đối thủ cạnh tranh, và dự đoán xu hướng thị trường tiêu thụ.

- Thực hiện thiết kế các ấn phẩm quảng cáo sản phẩm, các ấn phẩm định kỳ của công ty.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý thông tin khách hàng và khai thác khách hàng tiềm năng cho khách sạn.

e. Bộ phận Kỹ thuật

Bộ phận kĩ thuật phụ trách về việc vận hành và bảo trì toàn bộ cơ sở vật chất của khác sạn bao gồm: điện, cơ khí, hệ thống sưởi, máy điều hòa không khí và bộ thông khí, bơm và thực hiện những sửa chữa nhỏ, tu bổ trang thiết bị. Kiểm tra các phương tiện phòng cháy chữa cháy để lúc nào cũng sẵn sàng xử lý khi xảy ra sự cố và phòng tránh hỏa hoạn trong khách sạn.

f. Bộ phận Vệ sinh khu vực công cộng

Bộ phận Vệ sinh khu vực công cộng chịu trách nhiệm về vệ sinh, thẩm mỹ trang trí ở các khu vực công cộng trong khách sạn như: sảnh, hành lang, trần nhà, cầu thang, bảng hiệu. Nếu có hư hỏng phải báo cho bộ phận Kỹ

thuật biết kịp thời. Bộ phận này còn có nhiệm vụ cung cấp và chăm sóc cây cảnh tạo cảm giác mát mẻ, sinh độnsg cho khách sạn.

g. Bộ phận F&B

Chức năng của bộ phận F&B là kinh doanh phục vụ ăn uống đề tăng doanh số cho khách sạn, là sợi dây nối liền giữa khách sạn với khách thông qua việc phục vụ ăn uống hàng ngày để thực hiện chức năng tiêu thụ sản phẩm. Đây là bộ phận sản xuất tiêu thụ và tổ chức phục vụ các dịch vụ ăn uống như điểm tâm sáng, trưa, tối, tiệc buffet, hội nghị, hội thảo và các loại tiệc cưới, hỏi khi khách có yêu cầu cùng với những thức uống phong phú, đa dạng từ cách pha chế cho đến cách trình bày sao cho phù hợp với nhu cầu và sở thích của khách, tạo không khí thoải mái, văn minh lịch sự để khách thoải mái thưởng thức món ăn.

Bộ phận F&B đảm bảo công việc của các trưởng ca, bếp trưởng, trưởng nhà hàng, tổ vệ sinh bếp và nhân viên nhà hàng, nhà bếp. Bộ phận F&B có các nhiệm vụ sau:

- Duy trì các tiêu chuẩn của khách sạn và huấn luyện nhân viên theo quy định đã đề ra. Đội ngũ nhân viên phục vụ khách thưởng thức nghệ thuật ẩm thực và những nét độc đáo của khách sạn theo đúng phong cách của khách sạn, đúng giờ và tận tình chu đáo.

- Phối hợp chặt chẽ với nhà bếp, quầy bar, quầy đón tiếp để giải quyết kịp thời mọi yêu cầu của khách.

- Có biện pháp phòng chống ngộ độc, bảo vệ tuyệt đối an toàn cho khách trong và sau khi ăn uống.

- Thực hiện tốt quản lí tài sản, quản lí lao động, quản lí kỹ thuật, qui định vệ sinh nhà hàng, quầy bar, phòng tiệc… có ý thức giúp đỡ lẫn nhau và thường xuyên trao đổi kĩ thuật nghiệp vụ, văn hóa, ngoại ngữ để tăng năng suất lao động, phục vụ có chất lượng cao.

- Phối hợp với Ban Giám Đốc, các đơn vị khác trong bộ phận và các bộ phận khác trong khách sạn đảm bảo chuẩn bị các chương trình lễ hội, các hoạt động liên quan đến nhà hàng.

- Phối hợp với bộ phận tiếp thị & kinh doanh lên kế hoạch tiếp thị và bán hàng.

- Hàng tháng báo cáo doanh số nhà hàng thật chi tiết. Xem xét và phân tích báo cáo hàng tháng.

- Bảo đảm việc mua các nguyên liệu chất lượng cao nhất và giá vốn thấp nhất.

h. Bộ phận FO (Front Office)

Bộ phận FO bao gồm nhiều bộ phận con khác như: bộ phận đặt phòng, lễ tân, doorman… có vị trí làm việc ở tiền sảnh. Bộ phận này đóng vai trò quan trọng cho việc thành công của khách sạn, là trung tâm vận hành nghiệp vụ của toàn bộ khác sạn, là điểm nút liên hệ giữa khách với khách sạn. FO là bộ phận đầu tiên tiếp xúc với khách hàng qua việc đặt phòng và cũng là bộ phận cuối cùng liên hệ với khách qua việc làm thủ tục check-out và tiễn khách ra cửa. Do đó, đây là bộ phận thể hiện toàn bộ khuôn mặt của khách sạn.

- Nhận các yêu cầu đặt phòng trước cho khách, làm thủ tục đăng ký, giải quyết các thắc mắc của khách hàng.

- Bố trí và liên hệ với bộ phận Housekeeping để kịp thời cập nhật về tình trạng phòng cho khách.

- Theo dõi, phục vụ khách trong suốt quá trình từ khi đặt phòng đến lưu trú, ăn nghỉ tại khách sạn cho tới khi khách thanh toán và rời khỏi khách sạn.

- Làm cầu nối giữa khách với dịch vụ khác ở trong và ngoài khách sạn (ăn uống, vui chơi, giải trí, du lịch, dã ngoại,…). Chuyển giao các yêu cầu dịch vụ của khách với nhà hàng ăn uống, cá trung tâm dịch vụ, đại lý du lịch, các đoàn xe và các dịch vụ khác.

- Thực hiện việc đưa, đón khách, nhận và chuyển bưu điện, báo chí, hành lí … cho khách.

- Cung cấp các thông tin khi khách hàng cần, nhận và chuyển thư từ, bưu kiện, báo chí. Tiếp nhận và giải quyết mọi yêu cầu, khiếu nại của khách theo hướng tích cực.

- Đảm bảo việc cất giữ hành lý, giấy tờ khách hàng gởi và hoàn trả đúng theo thủ tục.

- Điều phối việc cho khách thuê phòng ở lâu dài hay ngắn hạn. làm thủ tục giấy tờ cho khách đến, khách đi. Lập hồ sơ về khách, lưu trữ và phân tích các dữ liệu về khách, truy nạp dữ liệu chính xác vào hệ thống máy tính: các tư liệu về chi phí thuê phòng của khách. Đảm bảo thông tin xuyên suốt và kịp thời truy xuất khi Ban giám đốc yêu cầu.

- Bên cạnh đó, lễ tân còn là bộ phận tham mưu cho Ban giám đốc của khách sạn, kịp thời cung cấp thông tin về nguồn khách, tình hình khách, nhu cầu của khách để lãnh đạo khách sạn kịp thơi định ra kế hoạch và chiến lược kinh doanh của mình.

i. Bộ phận Buồng Phòng (Housekeeping)

Bộ phận phòng thực hiện chức năng cho thuê phòng của khách sạn.

- Khách đăng kí phòng phải được tiếp nhận, tiếp đón nồng hậu và được bố trí ở các phòng ốc sạch sẽ.

- Tình hình phòng trống, phòng có khách phải được cập nhập hàng ngày.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại hotel continental 1 (Trang 32 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)