Xây dựng định mức chi cho giáo dục.

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục tiên du (Trang 83 - 84)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TRONG THỜ

3. Xây dựng định mức chi cho giáo dục.

Định mức chi là căn cứ để lập kế hoạch phân phối và quản lý ngân sách. Định mức chi có phù hợp thì việc quản lý phân phối mới chính xác và đạt hiệu quả cao, chúng ta không nên xây dựng định mức chi một cách đồng đều hoá, phải xác định chi tiết từng đối tượng chi đối với từng hợp trong từng địa phương.

Định mức chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục do Nhà nước ban hành là mức chi cần thiết, tối thiểu cho một đối tượng (đầu học sinh hoặc đầu dân số) nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục của Nhà nước.

Xác định mức chi cho giáo dục theo đầu học sinh có ưu điểm là đảm bảo cho các địa phương có đủ kinh phí cho cho các trường theo đúng chế độ. Song lại có nhược điểm là không đảm bảo được tính công bằng trong phân phối ngân sách giữa các quận huyện. Đối với các huyện nào giáo dục đã phát triển, số

lượng học sinh lớn thì càng có điều kiện đầu tư phát triển. Trái lại, đối với các huyện nền giáo dục kém phát triển thì càng khó có điều kiện nâng cao phúc lợi xã hội và tăng chất lượng giảng dạy. Bởi, đầu tư quá ít không đủ để trang trải các khoản chi tiêu cho giáo dục.

Phương pháp xác định định mức chi theo đầu dân số có ưu điểm là đảm bảo tính công bằng trong các huyện tạo điều kiện cho các quận huyện mà giáo dục chưa phát triển có điều kiện để phát triển (bởi lẽ các huyện này dân trí thấp, tốc độ tăng dân số bình quân cao vì vậy dân số lớn) vì có vốn đầu tư tương đối dồi dào đáp ứng các nhu cầu chi tiêu trong giáo dục, chi cho con người, quản lý hành chính, chi cho giảng dạy và mua sắm sửa chữa, ngoài ra còn có một phần dôi ra để đầu tư thêm cho giáo dục: cải tạo trường lớp, mua sắm đồ dùng học tập... Tuy nhiên, phương pháp này lại có nhược điểm là kìm hãm sự phát triển ở các huyện có nền giáo dục phát triển khá. Các khoản vốn đầu tư bị "cắt xén" từ khoản này sang khoản khác làm ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy và học tập. Điều này khẳng định, phương pháp xác định định mức chi theo đầu dân số chỉ làm căn cứ để phân bổ ngân sách cho giáo dục chứ không thể làm căn cứ để quản lý được.

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục tiên du (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w