Một số giải pháp huy động nguồn vốn cho giáo dục Tiên Du.

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục tiên du (Trang 74 - 75)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TRONG THỜ

1. Một số giải pháp huy động nguồn vốn cho giáo dục Tiên Du.

1.1. Kinh phí từ ngân sách huyện

Hàng năm, kinh phí từ ngân sách huyện luôn đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của giáo dục huyện Tiên Du (chiếm tỉ trọng lớn tổng kinh phí cho giáo dục >80%). Giáo dục thực hiện trách nhiệm mà huyện uỷ, UBND huyện giao nhằm phục vụ những lợi ích lâu dài, cơ bản của địa phương, từ đó thúc đẩy sự đóng góp trong nhân dân. Ngân sách đầu tư cho sự nghiệp giáo dục còn tiếp tục tăng trong giai đoạn tới đây, thiết nghĩ đây là vấn đề hết sức cần thiết để đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh với chất lượng cao của giáo dục. Do vậy ngành giáo dục, các trường học cần phải xây dựng được một chiến lược phát triển lâu dài, cần nắm chắc phương hướng phát triển trong thời gian tới để lên kế hoạch xin cấp phát kinh phí từ NSNN.

1.2.Các nguồn khác.

Trong bối cảnh chung của cả nước, mọi ngành nghề cần được hỗ trợ đầu tư từ thị trường để phát triển. Tình hình giáo dục huyện Tiên Du cũng như vậy, trong khi nhu cầu học tập, nhu cầu nâng cao dân trí đào tạo nguồn lực đang gia tăng mạnh mẽ thì ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục trở nên rất hạn hẹp, ngân sách nhà nước trở nên quá tải trước sự gia tăng về nhu cầu học tập của người dân. Nếu như khoảng 10 năm trở về trước, số học sinh đến lớp thưa thớt, các phòng học luôn rộng rãi, do vậy cơ sở trường lớp cũng nhỏ bé. Bây giờ đời

sống kinh tế của người dân dược nâng lên, thì nhu cầu học tập cung được nâng theo. Số học sinh đi học tăng lên với khối lượng và tốc độ nhanh chóng, trong khi hệ thống cơ sở trường lớp của chúng ta lại nhỏ bé và những sự cải tạo đòi hỏi cần phải có thời gian và tiền của. Do vậy hệ thống trường lớp của chúng ta trở nên chật hẹp, cơ sở vật chất dụng cụ giảng dạy thiếu thốn không đáp ứng đủ nhu cầu học tập của các em học sinh. Việc đưa sự nghiệp giáo dục đạt thêm nhiều bước tiến mới không phải chuyện một sớm một chiều là xong mà là một quá trình lâu dài, đòi hỏi phải có sự góp sức của mọi người mọi nhà, mọi ngành hưo bao giờ hết...ngân sách nhà nước cần có sự chia sẻ gánh nặng đầu tư cho giáo dục, bởi lẽ với quy mô và tốc độ phát triển của giáo dục như hiện nay thì ngân sách nhà nược sẽ không thể kham nổi mà cần huy động bổ sung từ nhiều nguồn tài chính khác.

Trong giai đoạn hiện nay chúng ta nhất thiết phải huy động tối đa sự đóng góp của các nguồn vốn này. Để làm được điều đó chúng ta phải có những giải pháp đồng bộ, đúng đắn. Cụ thể:

- Đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư cho giáo dục bằng cách đa dạng hoá các loại hình giáo dục, thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm.

- Huy động các nguồn đóng góp từ nhân dân. Phổ biến mức đóng góp cụ thể đối với cha mẹ học sinh, tăng cường giáo dục trong nhân dân bảo vệ của công, đồng thời có chính sách ưu đãi đối với học sinh gặp khó khăn.

- Thành lập quỹ hỗ trợ phát triển giáo dục từ các nguồn thuộc mọi thành phần kinh tế.

- Tài trợ của các tổ chức, cá nhân và tổ chức quốc tế. - Các khoản đóng góp tự nguyện.

- Xây dựng cơ cấu tài chính trong toàn ngành (Tỉ trọng của các nguồn vốn) để làm mức phấn đấu thực hiện trong toàn ngành.

2. Một số giải pháp về quản lý và sử dụng có hiệu quả các khoản chi từ ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục Tiên Du thời gian tới.

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục tiên du (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w