QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCHNHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC HUYỆN TIÊN DU.

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục tiên du (Trang 65 - 68)

GIÁO DỤC HUYỆN TIÊN DU.

Quá trình quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục huyện Tiên Du tiến hành qua 3 khâu: lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách. Trước khi đề cập cụ thể, chúng tan cần làm rõ một số vấn đè sau:

Thứ nhất, trong quản lý các khoản chi thường xuyên của ngân sách nhà nước nói chung, quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục nói riêng nhất thiết cần có định mức cho từng nhóm chi hay từng nội dung cụ thể. Nhờ đó mà mỗi ngành mỗi cấp, mỗi đơn vị mới có căn cứ pháp lý để triển khai các công việc của quá trình quản lý chi. Thông thường định mức chi thường xuyên có hai loại:

Loại định mức chi tiêt theo từng nhóm mục chi của ngân sách nhà nước. Dựa trên cơ cấu chi ngân sách nhà nước cho mỗi đơn vị được hình thành từ những mục nào, người ta sẽ tiến hành xây dựng định mức chi cho từng mục đó.

Loại định mức chi tổng hợp theo từng đối tượng tính định mức chi ngân sách nhà nước. Dựa và đặc thù hoạt động của mỗi loại hình đơn vị để xây dựng đối tượng định mức sao cho phù hợp với hoạt động của các đơn vị vừa phù hợp với yêu cầu quản lý.

Trong quản lý chi ngân sách cho giáo dục người ta thường sử dụng định mức chi theo đối tượng. Tuy nhiên muốn cho định mức chi trở thành chuẩn mực để phân bổ kinh phí thì các đinh mức phaiiỉ ddảm bảo yêu cầu sau:

+ Các định mức phải được xây dựng một cách khoa học, từ việc phân loại đối tượng đến trình tự cách thức xây dựng định mức phải được tiền hành chặt chẽ. Có như vây định mức chi mới đảm bảo phù hợp với từng nội dung hoạt động của các đơn vị.

+Các định mức phải có tính thực tiễn cao. Tức nó phải phản ánh mức độ phù hợp của các định mức với nhu cầu kinh phí của từng hoạt động.

Thứ hai, hoạt động giáo dục là hoạt động có thu, chi cho giáo dục bao gồm từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp phát và nguồn thu sự nghiệp để lại theo chế độ quy định. Vì vậy quản lý tốt việc khai thác và sử dụng nguồn thu sẽ hỗ trợ đắc lực cho quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục.

1. Công tác lập dự toán.

Lập dự toán là khâu mở đầu cho toàn bộ chu trình NSNN, nó quyết định đến chất lượng hiệu quả của các khâu sau đó. Đồng thời qua khâu lập dự toán NSNN, các cơ quan chức năng còn có thể kiểm tra lại tính chính xác, cân đối của hệ thống các chỉ tiêu kinh tế xã hội trên địa bàn.

Quá trình lập dự toán căn cứ vào chủ trương đường lối, chính sách phát triển kinh tế của địa bàn, đồng thời cũng phụ thuộc vào nhiệm vụ phát triển sự nghiệp giáo dục. Phụ thuộc vào các định mức chi NSNN nghĩa là chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục phải nằm trong cân đối với các khoản chi khác. Căn cứ vào việc đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm trước.

Quy trình lập dự toán: Hiện nay, theo luật NSNN, quy trình lập dự toán từ cấp cơ sở rồi tổng hợp dần lên. Hàng năm tất cả các nhà trẻ, mẫu giáo, các trường tiểu học, các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Tiên Du lập dự toán chi NSNN của đơn vị mình gửi lên phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Tiên Du. Dự toán được lập dựa vào mục lục NSNN hiện hành. Phòng Tài chính- Kế hoạch sau khi xem xét dựtoán do các trờng gửi lên sau đó tổng hợp lại. Sau khi tổng hựop dự toán, phòng Tài chính- KH gửi lên UBND huyện và Sở tài chính vật giá Bắc Ninh.

2. Công tác chấp hành dự toán.

Dựa vào định mức chi đã được duyệt, dựa vào khả năng nguồn kinh phí có thể dành cho sự nghiệp giáo dục, phòng Tài chính huyện có nhiệm vụ cấp phát NSNN cho các đợn vị giáo dục trong huyện theo đúng dự toán được duyệt.

* Yêu cầu đặt ra đối với quá trình chấp hành dự toán NSNN:

+ Đảm bảo phân phối nguồn kinh phí một cách hợp lý tập trung có trọng điểm trên cơ sở dự toán chi đã được duyệt.

+ Đảm bảo việc cấp phát kinh phí kịp thời, chặt chẽ, cấp phát theo đúng đinh mức được duyệt.

+ Trong quá trình cấp phát NSNN đòi hỏi phải có sự giám sát, điều phối chặt chẽ giữa các cơ quan nhất là giữa phòng Tài chính- KH với Kho bạc Nhà nước.

* Tổ chức chấp hành:

Việc cấp phát kinh phí: Dựa trên cơ sở dự toán được duyệt, phòng tài chính gửi thông báo hạn mức kinh cho các trường học trên địa bàn huyện và thông báo với Kho bạc nhà nước. Bảng thông báo này ghi chi tiết hạn mức đượcphân bổ theo thời gian từng tháng, từng quý. Theo nhu cầu chi tiêu của đơn vị mình, các đơn vị rút hạn mức kinh phí từ Kho bạc về chi tiêu.

Các đơn vị phải mở tài khoản hạn mức tại Kho bạc nhà nước. ngoài ra còn phải mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc để thực hiện các khoản giao dịch cần thiết khác (tiền học phí ). Các đơn vị thụ hưởng còn có nhiệm vụ báo cáo định kỳ tình hình thực hiện chi NSNN gửi lên cơ quan tài chính.

3. Quyết toán NSNN.

Đây là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý ngân sách. Nó chính là quá trình kiểm tra, già soát, chỉnh lý lại các số liệu đã được phản ánh sau một kỳ chấp hành dự toán.

- Các đơn vị dự toán phải lập đầy đủ các báo cáo quyết toán và gửi các báo cáo này kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền theo đúng chế đọ quy định.

- Số liệu trong các báo cáo phải đảm bảo tính chính xác, số liệu trên sổ sách kế toán của mỗi đơn vị phải đảm bảo cân đối, khớp với số liệu của phòng tài chính và của kho bạc. Nội dung các báo cáo phải đúng mục lục NSNN.

* Quy trình lập gửi, xét duyệt báo cáo quyết toán.

- Đối với đơn vị thụ hưởng: Sau khi thực hiện xong công tác khoá sổ vào ngày 31/12, khi đó đợn vị mới được tiến hành lập báo cáo quyết toán năm để gửi lên phòng Tài chính- KH.

- Đối với Phòng Tài chính- KH: Có trách nhiệm xét duyệt quyết toán năm và thông báo kết quả quyết toán năm cho các đơn vị trường học. Trong quá trình quyết toán, cơ quan tài chính có quền xuất toán thu hồi các khoản chi không đúng chế độ và không có trong dự toán được duyệt. Đồng thời ra lệnh nộp các khoản không đúng chế độ này vào kho bạc nhà nước.

Sau khi đã thẩm tra, xét duyệt báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán, phòng Tài chính- KH tiến hành tổng hợp báo cáo quyết toán NSNN trình lên cơ quan cấp trên có thẩm quyền.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục tiên du (Trang 65 - 68)