PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRONG THỜI GIAN TỚ

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục tiên du (Trang 71 - 74)

GIAN TỚI.

Sự nghiệp giáo dục- đào tạo nói chung và sự nghiệp giáo dục nói riêng là của toàn dân, các cấp Đảng và chính quyền, các ngành. Xã hội hoá việc học, duy trì và phát huy tự học trong nhân dân cán bộ và đảng viên là việc tất yếu mà Đảng và nhân dân nhất thiết phải làm. Song, sự nghiệp giáo dục chỉ có thể đạt

được những thành tựu cao khi Nhà nước tập chung các nguồn lực, nhân dân đồng tình ủng hộ đóng góp và sự tham gia của các tổ chức xã hội, sự hợp tác và liên kết quốc tế có hiệu quả. Trong điều kiện nền kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, cán cân thanh toán, cán cân thương mại còn nhiều những sự mất cân đối vì vậy, đầu tư cho sự nghiệp giáo dục cũng còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được sự tăng nhanh của sự nghiệp giáo dục đất nước ta. Hoà trong bối cảnh của dất nước nói chung và trong điều kiện nền kinh tế của huyện còn nhiều khó khăn, trong những năm vừa qua huyện đã tiến hành công tác xã hội hoá giáo dục và bước đầu đạt được thành tựu đáng khích lệ, đa dạng hoá các loại hình trường lớp, các hình thức giáo dục đáp ứng như cầu học tập trong nhân dân.

Để thực hiện mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra đông thời khắc phục những bất cập và tồn tại trong ngành giáo dục huyện. HĐND, UBND, Huyện Uỷ huyện Tiên Du đã xác định phương hướng phát triển của ngành Giáo dục- Đào tạo huyện từ nay đến 2010 là: “ Phát huy những thành tích đã đạt được, khắc phục những mặt còn yếu kém theo hướng chấn chỉnh công tác quản lý, lập lại kỷ cương trường học. Xây dựng và từng bước hiện đại hoá cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy, học tập cho các trường học; đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên; nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy, học tập, thục hiện xã hội hoá giáo dục góp phần vào sự ngiệp phát triển kinh tế của huyện nói riêng và sự nghiệp công nghiệp háo hiện đại hoá đất nước nói chung...” Để thựchiên được nhiệm vụ và phương hương nói trên, từ nay đến năm 2010 ngành giáo dục huyện cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

1. Tăng cường hiệu lực công tác quản lý nhằm thiết lập một kỷ cương trong ngành tránh lãng phí nguồn lực, trước mắt thực hiện một số vấn đề sau:

- Đẩy mạnh công tác thanh tra giáo dục, phát huy vai trò thanh tra giáo dục trong công tác chuyên môn nghiệp vụ quản lý.

- Phối hợp với các ban ngành nhất là công an quán triệt và đẩy mạnh ngăn ngừa những tệ nạn xã hội trong trường học.

2. Xây dựng mạng lưới trường học khang trang và nghiêm túc , hoàn thành và giám sát chặt chẽ công việc khảo sát, điều tra thực trạng cơ sở vật chất mặt bằng của nhà trường, từ đó làm cơ sở cho việc đầu tư. Xây dựng và phát triển trường đạt tiêu chuẩn, chất lượng cao.

3. Đẩy mạnh công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, xây dựng qui hoạch cán bộ quản lý nhằm đồng bộ đội ngũ giáo viên, đẩy mạnh công tác chuẩn hoá và đào tạo tiêu chuẩn cho một bộ phận giáo viên và cán bộ quản lý, tinh giảm biên chế đối với những giáo viên thiếu năng lực không đủ sức, đủ tài.

4. Tiếp tục chấn chỉnh công tác quản lý, tăng cường công tác tổ chức và thực hiện chính sách chế độ đãi ngộ đối với giáo viên.

- Về tổ chức bộ máy: Đề nghị huyện sửa đổi một số điểm trong phân cấp quản lý.

- Về xây dựng đội ngũ giáo viên: Tiếp tục bổ xung giáo viên cho một số trường thiếu, cùng với việc tăng cường cán bộ quản lý trong phòng giáo dục.

- Về chế độ đãi ngộ: Đề nghị với huyện trong việc quan tâm đến đời sống cán bộ, giáo viên có hoàn cảnh khó khăn, quan tâm hơn nữa tới giáo viên mầm non.

5. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong cán bộ giáo viên và cả học sinh giỏi, phổ biến và áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào giảng dạy để nâng cao chất lượng, đồng thời tạo cơ sở cho sự phát triển công nghệ thông tin trong ngành.

6. Tiếp tục thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục, thực hiện tốt ngày "Toàn dân đưa trẻ đến trường". Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, huy động nguồn lực cho giáo dục và thực hiện công bằng xã hội. Nâng cao chất lượng của hội đồng giáo dục các cấp.

7. Tăng cường công tác chính trị tư tưởng trong giáo viên học sinh, xây dựng các cơ sở Đảng trong nhà trường, đẩy mạnh công tác phát triển Đảng trong trường học, chú trọng công tác giáo dục tư tưởng, giáo dục truyền thống, đạo lý

nhân văn trong học sinh. Vận động tinh thần "Trật tự - kỷ cương - tình thương - trách nhiệm" trong toàn thể giáo viên và học sinh.

8. Đẩy mạnh phong trào thi đua dạy - học trong toàn ngành, đồng thời kết hợp với các huyện, địa phương khác trong quan hệ hợp tác phát triển ngành giáo dục.

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TRONG THỜI

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục tiên du (Trang 71 - 74)