Hệ phổ thông( chỉ tính hệ A)

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục tiên du (Trang 61 - 65)

I. HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH GIÁO DỤC TIÊN DU THỜI GIAN QUA.

B/Hệ phổ thông( chỉ tính hệ A)

có khó khăn về kinh tế; học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa và những học sinh, sinh viên gia đình cực nghèo theo qui định của Nhà nước. Mức thu học phí qui định đối với các trường cấp II, III phổ thông công lập trong 9 tháng với mức thu .

Lớp học Mức thu học phí (Đồng/học sinh/tháng) 6 5000 7 6000 8 7000 9 8000 TỔNG HỢP THU HỌC PHÍ Đơn vị: triệu đồng Tên trường THCS Thực hiện năm 2001 Thực hiện năm 2002 Dự kiến năm 2003 1 2 3 4 Tổng cộng 596 637 636

A/ Hệ đào tạo dạy nghề (chỉ tính hệ chính quy) tính hệ chính quy)

Trong đó:

- Đại học,cao đẳng

- Trung học chuyên nghiệp - Dạy nghề

B/ Hệ phổ thông( chỉ tính hệ A) A)

596 637 636

Trong đó: 1. Minh Đạo 24 27 30 2. Tri Phương 31 31 31 3. Đại Đồng 43 48 48 4. Tân Chi 39 40 36 5. Hoàn Sơn 37 42 45 6. Cảnh Hưng 24 22 22 7. Phật Tích 23 25 22 8. Hiên Vân 24 26 26 9. Phú Lâm 56 62 62 10. Việt Đoàn 45 46 43 11. Tiên Du 14 21 23 12. Khắc Niệm 42 43 42 13. Thị trấn Lim 49 52 50 14. Nội Duệ 33 32 32 15. Lạc Vệ 51 59 59 16. Hạp Lĩnh 26 25 26 17. Liên Bão 35 36 39 C/Giáo dục mầm non D/ Hệ mầm non (nhà trẻ, mẫu giáo)

Nguồn: Báo cáo tổng hợp toàn bộ số thu học phí

Số học phí thu được nhà trường đựoc sử dụng 82%, còn lại 18% phải nộp cho Phòng Giáo dục và Sở Giáo dục- Đào tạo. Số để lại 82% này được bổ sung nguồn kinh phí, trong đó: trích 35% để mua sắm, sửa chữa, xây dựng cơ sở vật chất ( Mục 117, 118, 145), trích 10% để hỗ trợ chi hoạt động và thi tốt nghiệp, trích 355 để bổ sung tiền lương, phụ cấp lương và dạy giờ ( mục 100, 102), trích 2% chi cho người quản lý và trực tiếp thu.

Nguồn kinh phí từ tỉnh:

Theo quyết định số 186TC/NSNN Về việc hướng dẫn thi hành quyết định 186/HĐBT về việc phân cấp ngân sách địa phương và thông tư số 15a/TC- NSNN ngày 28/5/1992 của bộ tài chính đã quy định việc chuyển về ngân sách trung ương chi cho các trương trình mục tiêu trong đó chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục bao gồm: Phổ cập giáo dục, xáo mù chữ, tăng cường cơ sở vật

chất thiết bị và trường học, bồi dưỡng giáo viên và phân ban phổ thông trung học.

Hàng năm, nguồn kinh phí uỷ quyền của ngân sách tỉnh là tương đối lớn, nhiều tỷ đồng. Nguồn kinh phí nay dành cho các trương trình như hỗ trợ cải thiện nhà ở, chất độc hoá học, hỗ trợ chi thường xuyên ngân sách huyện, hỗ trợ xây dựng trường tiểu học, trường trung học cơ sở, hỗ trợ xây dựng giao thông nông thôn, hỗ trợ trạm Y tế, hỗ trợ hưu trí trước tuổi, hỗ trợ thuế sử dụng đất nông nghiệp, hỗ trợ bầu cử, hỗ trợ hệ thống đèn chiếu sáng, hỗ trợ xây dựng tu sửa kênh mương, hỗ trợ phòng chốn dịch bệnh cho gia súc gia cầm... Trung bình mỗi năm ngân sách Tỉnh hỗ trợ khoảng từ 3 tỷ đến 5 tỷ đồng cho các trương trình mục tiêu xã hội nói trên. Nguồn kinh phí uỷ quyền của tỉnh hỗ trợ cho ngân sách huyện qua một số năm trở lại đây được thể hiện ở bảng biểu sau đây:

Bảng : TỔNG HỢP KINH PHÍ UỶ QUYỀN CỦA NGÂN SÁCH TỈNH

Đơn vị: triệu đồng ST

T

TÊN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU ĐƯỢC UỶ QUYỀN

1999 2000 2001 2002

1 Hỗ trợ cải thiện nhà ở 110 145 200 150

2 Chất độc hoá học 120 130 175 150

3 Chi thường xuyên 100 150 250 198

4 Hỗ trợ xây dựng trường tiểu học 500 417 195 816

5 Hỗ trợ xây dựng trường THCS 348 300 100 771

6 Hỗ trợ giao thông nông thôn 1130 1785 1995 1895

7 Hỗ trợ trạm Y tế 300 355 350 170

8 Hỗ trợ thuế SD đất nông nghiệp 70 75 95 87

9 Hỗ trợ nghỉ hưu trước tuổi 13 13 20 10

10 Hỗ trợ hệ thống đèn chiếu sáng 25 55 50 26 11 Kênh mương 20 35 85 20 12 Phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi 15 15 35 8 13 Bầu cử 50 15 10 12 14 Máy vi tính 25 20 30 12 Cộng 2826 3510 3590 4325

Theo đó, hàng năm ngân sách tỉnh hỗ trợ các trường học hàng tỷ đồng, cụ thể: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Năm 1999 là 2,824 tỷ đồng; trong đó hỗ trợ cho khối tiểu học là 1,57 tỷ đồng và khối THCS là 1, 254 tỷ đồng.

+ Năm 2000, ngân sách tỉnh cấp uỷ quyền hỗ trợ giáo dục là 2,39 tỷ đồng; trong đó khối tiểu học là 1,24 tỷ đồng và khối THCS là1,15 tỷ đồng.

+ Năm 2001, kinh phí tỉnh hỗ trợ giáo dục là 984 triệu đồng; trong đó khối tiểu học được hỗ trợ xây dựng là543 triệu, khối THCS là 441 triệu đồng.

+ Năm 2002 là 1,587 tỷ đồng, hỗ trợ cho xây dựng các trường học trên địa bàn huyện; trong đó Giáo dục tiểu học được hỗ trợ 816 triệu đồng, Giáo dục THCS được hỗ trợ 771 triệu đồng.

Những khoản hỗ trợ này đều là hỗ trợ đầu tư xây dựng trường học trên địa bàn huyện.

Nguồn khác:

Ngoài hai nguồn thu trên (kinh phí trung ương và học phí) các khoản thu khác đóng góp cho giáo dục địa phương còn có: nguồn viện trợ, đóng góp của các tổ chức xã hội và nhân dân. Đây là một nguồn quan trọng chiếm một tỷ lệ tương đối lớn. Nguồn này chủ yếu là đóng góp của nhân dân và ngân sách xã chi cho xây dựng, tu sửa cơ sở trường lớp. Thực tế dân đóng góp dưới hình thức là nộp tiền xây dựng của học sinh hàng năm. Mức thu cụ thể như thế nào thì tuỳ vào sự đầu tư xây dựng cơ sở trường lớp của mỗi địa phương nhưng không vượt quá mức quy định cho phép, thông thường thì mỗi một năm các em học sinh từ lớp 6 đến lớp 8 phải nộp 50.000 đồng tiền xây dựng trường và học sinh lớp 9 nộp 30.000 đồng. Cụ thể của khoản đóng góp này như sau:

Năm 1999 số tiền ngân sách xã đầu tư và dân đóng góp là 1.976 triệu đồng.

Năm 2000, số tiền này thực hiện là 1.673 triệu đồng. Năm 2001, số tiền này là 689 triệu đồng.

Năm 2002 là 5.326 triệu đồng, trong dó ngân sách xã là 2.095 triệu đồng còn lại là dân đóng góp 3.231 triệu đồng.

Ngoài ra còn một số nguồn khác đầu tư cho giáo dục như nguồn dự phòng, nguồn chống lậu, tăng thu. Năm 2002, số tiền chi cho giáo dục từ khoản tăng thu là 1752 triệu đồng. Năm 2002, một số địa phương còn nhận được số tiền NS huyện cấp cho cấp xã để đàu tư cho giáo dục từ khoản hỗ trợ 3000Đ/m2 đất nông nghiệp trên địa bàn bị thu hồi là 475,3 triệu đồng.

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục tiên du (Trang 61 - 65)