Vai trò của chi ngân sáchnhà nước cho hoạt động giáo dục

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục tiên du (Trang 26 - 27)

Trong điều kiện đổi mới hiện nay, Nhà nước ta nói riêng và các nước trên thế giới nói chung khuyến khích các hình thức xã hội hoá lĩnh vực Giáo dục nhưng NSNN vẫn đóng vai trò và giữ vị trí hết sức quan trọng. Như vậy đầu tư cho Giáo dục là điều không thể thiếu.

Ngân sách nhà nước là nguồn tài chính cơ bản, to lớn nhất để duy trì và phát triển hệ thống Giáo dục quốc dân theo đúng đường lối của Đảng “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn, các thành phần kinh tế phát triển không đồng đều song lại phải cạnh tranh hết sức khốc liệt của nền kinh tế thị trường vì vậy sự đóng góp của thành phần kinh tế này là không đáng kể, mọi gánh nặng đều đặt lên vai của Nhà nước- Ngân sách Nhà nước.

Hơn thế nữa đầu tư của NSNN tạo điều kiện ban đầu, đồng thời là cơ sở tiền đề cho sự ủng hộ Giáo dục của các tầng lớp nhân dân thông qua việc giáo dục cho các tầng lớp nhân dân hiểu được vai trò và tác dụng to lớn của Giáo dục đối với con em họ từ đó thu hút sự đóng góp của nhân dân cho Giáo dục.

Không ngừng nâng cao đời sống vật chất của đội ngũ giáo viên, giúp mọi người yên tâm công tác nâng cao chất lượng giáo dục, thông qua việc tăng lương, giảm niên hạn tăng lương. Đó là những gì nhà nước đóng góp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục, quan tâm đến sự nghiệp trồng người.

Không dừng lại ở đó, NSNN còn giúp điều phối cơ cấu giáo dục của toàn ngành, thống nhất thời gian dạy, chương trình học của từng lớp và từng cấp học.

Theo thể chế thiết lập giáo dục hiện hành, nền Giáo dục được hình thành: Giáo dục chính qui, phi chính qui và Giáo dục thường xuyên. Nền Giáo dục chính qui lại được chia thành các hệ nhỏ trong một thể thống nhất của hệ thống Giáo dục Quốc gia- một hệ thống xuyên suốt từ Giáo dục mầm non đến hệ đại học cung cấp toàn diện nền tri thức nhân loại.(sơ đồ hệ thống giáo dục quốc gia).

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục tiên du (Trang 26 - 27)