Cơ chế quản lý nhà văn hóa trong điều kiện kinh tế thị trường

Một phần của tài liệu quản lý và nâng cao chất lượng hoạt động nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng trên địa bàn thị xã hương trà (Trang 49 - 51)

7. Bố cục của đề tài

3.1.2. Cơ chế quản lý nhà văn hóa trong điều kiện kinh tế thị trường

Cơ chế thị trường sẽ làm cho tính tích cực xã hội được phát huy, các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa trở nên năng động, đa dạng và thực sự phong phú hơn, nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn những rủi ro, phức tạp. Mặt trái của cơ chế thị trường tác động đến từng cá nhân, gia đình, tác động tới các quan hệ xã hội, quan hệ cộng đồng, quan hệ ứng xử giao tiếp đòi hỏi nhận thức về đổi mới công tác quản lý và tổ chức hoạt động văn hóa; tạo hành lang pháp lý để đảm bảo phát triển văn hóa đúng định hướng trong cơ chế thị trường định hướng XHCN.

Thị trường văn hóa là một khái niệm khá mới trong điều kiện phát triển văn hóa hiện nay của nước ta. Thị trường văn hóa gắn liền với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhiều người suy nghĩ về văn hóa và các hoạt động như là các hình thức tổ chức sự kiện phi lợi nhuận và không vì mục đích kinh tế.

Tuy nhiên trên thế giới hoạt động văn hóa thường gắn liền với thị trường văn hóa với những hoạt động văn hóa và dịch vụ hỗ trợ phát triễn đa dạng,

phong phú. Sản phẩm văn hóa và những dịch vụ văn hóa sẽ trở thành đối tượng nghiên cứu phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân. Các dịch vụ văn hóa chính là điều kiện phát triễn hoạt động văn hóa rộng khắp và là mối quan tâm của cả xã hội về cả nhu cầu thụ hưởng các hoạt động cung ứng.

Vì vậy trong những năm tới, hoạt động của các thiết chế văn hóa nói chung và hoạt động của các nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng ở thị xã Hương Trà cần có nhận thức như là chủ thể cung cấp và tổ chức các hoạt động và dịch vụ văn hóa tại thôn, tổ dân phố mà đối tượng của dịch vụ và phục vụ là các tổ chức chính trị tại xã hội tại địa phương cũng như các tầng lớp nhân dân có nhu cầu về mọi phương diện: Học, đọc, nghe, xem, sáng tạo và sử dụng những sản phẩm văn hóa. Vì vậy cũng rất cần và thực sự cần thiết có một cơ chế quản lý nhà văn hóa trong điều kiện hiện nay.

Trong mọi hoạt động của nhà văn hóa cần đảm bảo theo nhu cầu thị trường, có “Cung” và “Cầu” phục vụ nhu cầu của công chúng tại các thôn và tổ dân phố. Cần nhận thức về hoạt động nhà văn hóa đối với các cấp ủy và chính quyền địa phương. Cần có những dịch vụ văn hóa dựa trên công nghệ thông tin đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Internet đang chứng tỏ ưu thế về thông tin, tuy nhiên với các hình thức hoạt động giải trí phong phú, đa dạng nhất là hoạt động TDTT giữ gìn và bảo vệ sức khỏe ngày càng chiếm lĩnh ưu thế tại các nhà văn hóa phù hợp với nhiều lứa tuổi nhằm thỏa mãn nhu cầu của người dân trong cộng đồng dân cư thì hoạt động nhà văn hóa cần đổi mới để phù hợp với quy luật của cuộc sống. Nó càng được đặc biệt đổi mới trong xã hội công nghiệp mà con người là chủ thể tham gia vào các hoạt động để cân bằng và khám phá hoạt động của mình thông qua các hoạt động sáng tạo tại cộng đồng dân cư. Thực hiện việc tuyên truyền và quản cáo các dịch vụ cho những doanh nghiệp trên địa bàn sẽ giúp các nhà văn hóa hiện có tăng thêm nguồn kinh phí bổ sung vào trang bị, củng cố thêm cơ sở vật chất và điều kiện hoạt động trong xu thế hiện nay, để mỗi nhà văn hóa chủ động hơn kinh phí dành cho các CLB thể thao, mời thêm hướng dẫn viên, cộng tác viên để tổ chức hoạt động bám sát vào nhu cầu đòi hỏi của xã hội đặt ra.

Một phần của tài liệu quản lý và nâng cao chất lượng hoạt động nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng trên địa bàn thị xã hương trà (Trang 49 - 51)